Mất ngủ sau sinh và các biện pháp khắc phục dành cho các bà mẹ

van hanh

Bài viết dưới đây cung cấp các thông tin cần thiết về chứng mất ngủ sau sinh bao gồm nguyên nhân gây mất ngủ sau khi sinh con và cách kiểm soát các triệu chứng của bạn.

Giấc ngủ đối với các bậc cha mẹ rất quý giá bởi trẻ sơ sinh cần phải được cho ăn sữa thường xuyên dẫn đến cha mẹ cảm thấy khó khăn khi nghỉ ngơi ở giữa các cữ cho ăn sữa. Đối với trẻ lớn hơn cũng có thể bị gián đoạn giấc ngủ do mọc răng hoặc do những thay đổi trong quá trình phát triển. Vì vậy, con bạn ngủ không ngon giấc và kéo theo bạn cũng vậy. Đây cũng là một trong những lý do phổ biến dẫn đến mất ngủ sau sinh.

mat ngu sau sinh 1Một số mẹ có thể ngủ lại sau khi cho con bú cữ giữa đêm một cách dễ dàng, một số mẹ thì không. Điều này xảy ra lâu dài sẽ khiến cho các mẹ gặp khó khăn trong việc nghỉ ngơi, trong khi đó với tình trạng thực tế thì các mẹ cần được nghỉ ngơi nhiều hơn.

Bạn có thể đã nghe về chứng mất ngủ trong khi mang thai hoặc thậm chí bạn là người chịu đựng trực tiếp chứng bệnh này. Chứng mất ngủ ảnh hưởng đến hơn 75% các bà mẹ ở tam cá nguyệt thứ ba bởi những lo lắng trước khi sinh và những thay đổi về thể chất như đi tiểu thường xuyên, ợ chua và đau dây chằng…

Mất ngủ cũng có thể xảy ra khi em bé đã chào đời. Một số người mới làm cha mẹ có thể khó ngủ trở lại sau những gián đoạn về đêm. Trong một số trường hợp, chứng mất ngủ có thể kéo dài ngay cả khi con bạn đã ngủ ngon giấc.

Khó ngủ thường xuyên được coi là mất ngủ cấp tính nếu chúng xảy ra dưới ba tháng và mất ngủ mãn tính nếu tiếp tục diễn ra ba lần một tuần trong ba tháng hoặc lâu hơn.

Nguyên nhân nào gây ra chứng mất ngủ sau sinh

Giấc ngủ kém có liên quan mật thiết đến những thay đổi trong cơ thể của bạn và thói quen sinh hoạt của bạn – cả hai đều xảy ra trong thời kỳ hậu sản.

Các nguyên nhân có thể gây ra mất ngủ sau khi sinh con bao gồm:

  • Căng thẳng
  • Lịch trình sinh hoạt của trẻ sơ sinh
  • Thay đổi nội tiết tố ảnh hưởng đến nhịp sinh học của người mới làm mẹ
  • Những thay đổi về thể chất sau khi sinh, chẳng hạn như cương sữa hoặc đổ mồ hôi ban đêm.
  • Trầm cảm sau sinh hoặc lo lắng sau khi sinh
  • Thay đổi thói quen ngủ của con bạn như mọc răng, ngậm ti chẳng hạn.
  • Cuộc sống chung thay đổi để thích nghi với vai trò làm cha mẹ.

Bạn có thể kiểm soát và ngăn ngừa chứng mất ngủ sau sinh như thế nào?

Nếu bạn đang kiệt sức và tình trạng thiếu ngủ của bạn đang là một phần bình thường trong thói quen của bạn thì hãy thử các cách sau:

mat ngu sau sinh 2Xem xét lại chế độ ăn uống: Tránh sử dụng các thức uống có caffein như cà phê, trà, bởi vì hai loại thức uống này sẽ làm bạn tỉnh táo, đặc biệt là khoảng thời gian bạn dùng nó vào buổi chiều muộn hoặc đầu giờ tối. Ăn quá nhiều và gần với giờ ngủ cũng gây tác hại tương tự.

Dành thời gian tập thể dục: Sau khi đã hỏi ý kiến bác sĩ và chắc chắn rằng bạn đã đủ điều kiện sức khỏe để bắt đầu tập thể dục thì hãy lên lịch tạo lập thói quen tập thể dục mỗi ngày. Tập thể dục có thể giúp bạn giảm căng thẳng và thậm chí có thể ngăn ngừa trầm cảm sau sinh, nhịp tim của bạn tăng lên vào ban ngày và từ đó dễ ngủ hơn vào ban đêm.

Tạo một thói quen ngủ: Một thói quen đi ngủ nhất quán sẽ giúp trẻ hình thành một thói quen ngủ tốt đồng thời cũng rất hữu ích với cha mẹ giúp tạo tín hiệu với cơ thể rằng đã đến lúc cơ thể cần được nghỉ ngơi. Một số phương pháp như giảm độ sáng của đèn, mặc đồ ngủ thoải mái, nghe nhạc nhẹ, thiền, đọc sách, tập yoga phục hồi và tránh sử dụng các thiết bị điện tử vài giờ trước khi ngủ cũng giúp cải thiện chứng mất ngủ sau sinh

Thực hành vệ sinh giấc ngủ: hãy giữ cho phòng ngủ của bạn tối và yên tĩnh khi đi ngủ. Bạn nên để điện thoại di động và các thiết bị khác cách xa giường vì ánh sáng có thể làm rối loạn nhịp sinh học của bạn và khiến bạn khó đi vào giấc ngủ hơn.

Đơn giản hoá việc chăm sóc con vào ban đêm: khi con bạn thức dậy vào ban đêm – cho dù là để bú sữa, thay tã hay trấn an con thì hãy cố gắng hết sức để làm mọi việc đơn giản và nhanh nhất có thể. Cho trẻ bú, ợ hơi và thay đồ cho trẻ, sau đó đưa trẻ trở lại giường ngay lập tức. Giữ phòng yên tĩnh và tối để ngăn trẻ thức dậy và tỉnh táo hoàn toàn.

Hỏi bác sĩ nhi khoa của bạn về việc huấn luyện giấc ngủ: Nếu con bạn từ 4 đến 6 tháng tuổi và vẫn khó ngủ, bạn có thể  cân nhắc việc luyện ngủ

Bạn có thể điều trị chứng mất ngủ sau sinh như thế nào?

Giấc ngủ bị gián đoạn là một phần trong quá trình làm cha mẹ nhưng khi chứng mất ngủ trở thành mãn tính và mất ngủ trở thành nguyên nhân khiến bạn không thể nghỉ ngơi để hoạt động thì việc tìm kiếm sự giúp đỡ là điều cần thiết.

mat ngu sau sinh 3Nếu chứng mất ngủ của bạn kéo dài hơn một tháng, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn. Bác sĩ sẽ dựa vào chuyên môn của mình mà tư vấn cho bạn những thông tin đáng tin cậy để giúp bạn vượt qua những thử thách đang khiến bạn không được nghỉ ngơi đúng mức. Bác sĩ cũng có thể đề nghị một số thuốc hỗ trợ giấc ngủ không kê đơn hoặc theo toa. Nếu bạn đang cho con bú, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ kỹ càng để bảo đảm an toàn. Ví dụ, một số bác sĩ khuyên không nên sử dụng melatonin khi đang cho con bú.

Ngoài ra, việc chọn nơi khám uy tín cũng là một lựa chọn quan trọng.  Trung tâm y khoa Vạn Hạnh cũng là một điểm đến an toàn cho những người đang bị mất ngủ sau sinh bởi Trung tâm Vạn Hạnh sở hữu đội ngũ y bác sĩ và nhân viên y tế có kinh nghiệm, trình độ chuyên và nghiệp vụ cao. Các bác sĩ của trung tâm đều được đào tạo bài bản ở nước ngoài. Tất cả các bác sĩ đều có chứng chỉ và bằng cấp về chuyên môn phụ trách. Thành tích trong học tập, nghiên cứu, khám và chữa bệnh rất đáng nể.

PGS.TS.BS Nguyễn Thi Hùng: Cố vấn chuyên môn của trung tâm. Bác sĩ có hơn 40 năm kinh nghiệm trong nghề, đã từng tu nghiệp tại Mỹ trong điều trị rối loạn vận động. Bác sĩ Hùng chính là người đầu tiên ở Việt Nam phẫu thuật thành công bệnh Parkinson. Ngoài ra, bác sĩ còn là người đầu tiên ứng dụng nhiều phương pháp chữa trị bệnh mới, hiện đại và tiên tiến.

ThS.BS Lê Thị Bích Phượng: Giám đốc trung tâm, người có rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học về tế bào gốc trong chữa trị bệnh được ghi nhận tại Việt Nam và thế giới.

Khi lựa chọn trung tâm Y Khoa Vạn Hạnh bạn sẽ được thăm khám, tư vấn và điều trị hết sức kỹ càng và tận tâm. Chắc chắn chứng mất ngủ sau sinh của bạn sẽ được cải thiện một cách nhanh chóng và dần dần khỏi hẳn để bạn có lại một cuộc sống chất lượng hơn trong quá trình làm mẹ của mình.


Tận tâm – Uy tín – Hiệu quả
Hotline: 028.3535.4096 – 028.3535.4098
CSKH: 0867 01 09 08
Mail: lienhe@ykhoavanhanh.vn159
Trần Quốc Thảo, Phường 9, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh

Tin tức khác

van hanh
Liên hệ Close
Đặt lịch
Kiểm tra
sức khỏe
Close