Nhận biết rối loạn tâm thần kinh ở trẻ em
Rối loạn tâm thần kinh ở trẻ em có thể chẩn đoán được. Tuy nhiên sẽ ảnh hưởng ảnh hưởng đến hành vi, nhận thức và khả năng học tập của trẻ. Do quá trình phát triển nhanh, dễ bị ảnh hưởng do tác động lối sống, công nghệ, sự quan tâm chăm sóc đúng cách mà những rối loạn về phát triển thần kinh và tâm lý ở trẻ ngày càng gia tăng. Thông thường bệnh lý , triệu chứng của bệnh thường không rõ ràng. rối loạn tâm thần kinh ở trẻ em
Các bệnh lý rối loạn tâm thần kinh ở trẻ em thường gặp
Rối loạn tâm thần kinh ở trẻ là những thay đổi trong cảm xúc, hành vi, nhận thức so với chính trẻ trước đây hoặc so với các trẻ khác có cùng độ tuổi. Ước tính có khoảng 10% trẻ em và thanh thiếu niên trên thế giới bị rối loạn tâm thần, nhưng phần lớn trong số họ không tìm sự giúp đỡ hoặc nhận được sự chăm sóc. Một số rối loạn tâm thần kinh ở trẻ thường gặp:
+ Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD): trẻ có biểu hiện trước 12 tuổi, bao gồm giảm chú ý, mất tập trung, hay quên các hoạt động hằng ngày, “ngại” các hoạt động cần suy nghĩ (đọc sách, làm toán,…), hoạt động cả ngày không biết mệt, nói quá nhiều, hay chen ngang, ngắt lời, cướp lượt của người khác…
+ Rối loạn tự kỷ (ASD): Trẻ khiếm khuyết về giao tiếp xã hội, chậm nói, ít giao tiếp mắt, gọi tên không đáp ứng, các hành vi lặp đi lặp lại (đi nhón gót, hay hành hạ bản thân,…), sở thích cứng nhắc (chỉ ăn một số thức ăn, trò chơi, đồ dùng nhất định,…)
+ Rối loạn học tập chuyên biệt: khó khăn trong việc tập đọc, đánh vần, hiểu một đoạn văn, viết, làm toán, kéo dài, không do các bệnh lý khác và trẻ được hỗ trợ giảng dạy đầy đủ,…
+ Rối loạn thách thức chống đối: dễ mất bình tĩnh, bực mình, tranh cãi với người lớn, không làm theo yêu cầu, cố tình đổ lỗi, làm phiền người khác…
+ Rối loạn ứng xử: bắt nạt, bạo hành thể chất với con người và động vật, phá hủy tài sản của người khác, hay lừa dối trộm cắp,…
+ Rối loạn Tic: Trẻ có biểu hiện nháy mắt, hắng giọng, so vai, giật một vài nhóm cơ, rối loạn này tăng lên và giảm theo đợt. Khi trẻ lo lắng, căng thẳng học tập, xem tivi nhiều làm tăng tần xuất biểu hiện của rối loạn Tic.
+ Rối loạn trầm cảm: trẻ thường xuyên buồn hoặc khóc hoặc rất dễ tức giận, ít vui vẻ, không muốn tham gia các hoạt động với bạn, rối loạn giấc ngủ, rối loạn ăn uống, cảm thấy bản thân luôn có lỗi,…
+ Rối loạn lo âu: Trẻ lo lắng, sợ hãi quá mức, kéo dài, kèm theo dễ kích thích, rối loạn giấc ngủ, bồn chồn, than phiền đau các vị trí khác nhau nhưng không có bệnh lý nào được phát hiện
Nguyên nhân của rối loạn tâm thần kinh ở trẻ em
Các rối loạn tâm thần kinh là sự phối hợp của nhiều yếu tố nguy cơ, trong đó phải kể đến di truyền, sinh học và xã hội.
Có nhiều bệnh lý thể hiện rõ sự di truyền khi trẻ có một người thân mắc bệnh, nguy cơ trẻ có rối loạn đó sẽ cao hơn nhiều như rối loạn tăng động giảm chú ý, rối loạn phổ tự kỉ, khiếm khuyết trí tuệ,…
Sự mất cân bằng giữa các chất dẫn truyền, sự thay đổi các cấu trúc bên trong não đã được ghi nhận nhiều ở trẻ có rối loạn tâm thần, đây cũng là cơ sở để can thiệp dùng thuốc có hiệu quả với một số rối loạn nhất định.
Về yếu tố xã hội, những trẻ tiếp xúc càng sớm với những trải nghiệm tiêu cực trong chính ngôi nhà của mình, trong trường học hay thậm chí là trong các mạng xã hội càng làm tăng nguy cơ mắc các rối loạn tâm thần ở trẻ em.
Điều trị các rối loạn tâm thần kinh ở trẻ em
Rối loạn tâm thần kinh ở trẻ thường mãn tính và dễ khởi phát, tuy nhiên bệnh có thể được điều trị. Phương pháp để điều trị thường phải đa trị liệu với sự phối hợp của đa ngành như y tế, tâm lý, giáo dục, công tác xã hội. Một yếu tố vô cùng quan trọng khác là chính gia đình. Sự tham gia tích cực vào quá trình can thiệp và trị liệu sẽ mang đến những hiệu quả rõ rệt và bền vững. Sự quan tâm và hiểu biết của cộng đồng và môi trường xung quanh trẻ góp phần tích cực trong việc hòa nhập của trẻ. rối loạn tâm thần kinh ở trẻ em
[/vc_column][/vc_row]