527676143562209

10 dấu hiệu tai biến cần biết để xử lý kịp thời

van hanh

Việc nhận biết về các dấu hiệu của tai biến rất quan trọng vì tai biến là một trong những căn bệnh có thể gây tử vong hoặc để lại hậu quả nặng nề. Nếu được phát hiện sớm và nhận được sự chăm sóc và điều trị kịp thời, khả năng phục hồi và tình trạng sức khỏe sẽ được cải thiện đáng kể.

Thời gian phục hồi sau tai biến mạch máu não là bao lâu?

Tai biến mạch máu não – bệnh nguy hiểm, cần nhận biết sớm các dấu hiệu tai biến để xử lý kịp thời

Tai biến mạch máu não xảy ra khi các mạch máu trong não bị tắc hoặc vỡ, dẫn đến sự suy giảm hoặc mất khả năng hoạt động của các vùng não điều khiển các chức năng của cơ thể. Đây là một bệnh rất nguy hiểm và có thể dẫn đến các hậu quả nặng nề hoặc thậm chí tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Các hậu quả của tai biến mạch máu não có thể bao gồm:

  • Mất khả năng di chuyển hoặc khó di chuyển: Tai biến mạch máu não có thể dẫn đến mất khả năng di chuyển hoặc khó di chuyển, thường ở một bên cơ thể. Điều này có thể dẫn đến sự mất tự chủ và khó khăn trong các hoạt động thường ngày.
  • Mất khả năng nói hoặc ngôn ngữ bị ảnh hưởng: Tai biến mạch máu não có thể gây ra mất khả năng nói hoặc các vấn đề về ngôn ngữ, điều này có thể gây khó khăn trong giao tiếp và truyền đạt ý tưởng.
  • Mất trí nhớ và khả năng tập trung: Tai biến mạch máu não có thể dẫn đến mất trí nhớ, khả năng tập trung và khả năng giải quyết các vấn đề, gây khó khăn trong việc hoàn thành các nhiệm vụ hàng ngày.
  • Suy giảm thị lực: Tai biến mạch máu não có thể làm suy giảm thị lực và có thể dẫn đến mất thị lực.
  • Hôn mê hoặc tử vong: Nếu tai biến mạch máu não không được điều trị kịp thời hoặc xử lý không đúng cách, có thể dẫn đến tình trạng hôn mê hoặc thậm chí là tử vong.

10 dấu hiệu tai biến cần biết để xử lý kịp thời

10 dấu hiệu tai biến mạch máu não cần cần lưu ý

1. Khuôn mặt ủ rũ, mặt méo một bên

Khi tai biến xảy ra, một bên mặt của bệnh nhân sẽ trở nên méo hoặc rũ xuống do lượng oxy trong máu cung cấp cho não bộ giảm dần đã gây tổn thương thần kinh tác động đến cơ mặt.

Nếu nghi ngờ bệnh nhân sắp bị tai biến hãy yêu cầu bệnh nhân cười, nếu thấy nụ cười bị lõm một phần, một bên mặt xệ xuống thì đó là dấu hiệu tai biến.

2. Khả năng cử động tay giảm

Tai biến có thể khiến các vùng não điều khiển cử động của tay bị ảnh hưởng, bệnh nhân có thể mất khả năng điều khiển hoặc giảm khả năng cử động của tay. Bệnh nhân có thể gặp khó khăn trong việc cầm đồ vật, viết chữ hoặc thực hiện các hoạt động hàng ngày khác liên quan đến tay.

3. Thị lực giảm dần

Thị lực giảm là một trong những dấu hiệu tai biến mạch máu não phổ biến. Tình trạng này có thể xảy ra khi các mạch máu trong vùng chịu trách nhiệm cung cấp máu và dẫn truyền thần kinh đến mắt bị ảnh hưởng. Nói cách khác, các vùng não liên quan đến thị giác và thần kinh chịu trách nhiệm cho thị lực có thể bị suy giảm hoặc mất khả năng hoạt động.

4. Nói lắp

Nói lắp là dấu hiệu tai biến nghiêm trọng khiến bệnh nhân khó khăn trong việc lựa chọn từ và hình thành câu hoặc sử dụng từ sai hoặc không đúng với ngữ cảnh…

5. Yếu một bên cơ thể, không cử động được

Sau khi bị tê liệt một cánh tay, người bệnh có thể bị tê liệt một phần cơ thể, thậm chí là nửa người. Đây là dấu hiệu tai biến rất nguy hiểm, có thể dẫn đến liệt mãi mãi nếu không được uống thuốc hay đưa đến bệnh viện kịp thời.

6. Hoa mắt, chóng mặt

Hoa mắt, chóng mặt, đầu óc quay cuồng là biểu hiện của việc thiếu máu não. Đây là dấu hiệu tai biến rất phổ biến, xảy ra ở hầu hết các trường hợp.

7. Dáng đi bất thường

Máu lên não giảm nhanh chóng khi tai biến khởi phát sẽ khiến người bệnh không thể đi lại hoặc đi lại rất khó. Triệu chứng này rất dễ gây té ngã, thậm chí có thể dẫn đến chấn thương.

8. Đau đầu/ đau nửa đầu

Đau đầu gây ra bởi tai biến thường khác với đau đầu thông thường. Đau đầu liên quan đến tai biến có thể kéo dài nhiều giờ hoặc ngày, cơn đau dữ dội, đau theo cơn do thiêú oxy lên não và có thể kèm theo các triệu chứng khác.

9. Nấc cục

Một trong những cảnh báo trước của bệnh tai biến mà ít người phát hiện ra đó chính là nấc cục. Nhiều người đột nhiên bị nấc cho rằng đó chỉ là những đợt nấc thông thường, dẫn đến chủ quan. Hiện tượng này thường gặp ở phụ nữ.

10. Khó thở, thở không đều

Triệu chứng khó thở cảnh báo tai biến có thể đi kèm với các biểu hiện như tim đập nhanh, thở không đều… Thường bị nhầm lẫn với triệu chứng bệnh lý ở phổi. Song khó thở thường sẽ xuất hiện cùng lúc với các dấu hiệu tai biến kể trên

 

Mỗi người có thể có một vài dấu hiệu tai biến trên, tùy từng vùng não bị ảnh hưởng do thiếu oxy. Những dấu hiệu trên diễn ra trong thời gian rất nhanh và có thể biến mất hoàn toàn sau đó khiến người bệnh không để ý hoặc cho rằng cơ thể mình đã ổn.

Tuy nhiên, đó gọi là tình trạng “tai biến mạch máu não thoáng qua”, được xem là một trong những cảnh báo lớn nhất cho biết tai biến sắp xảy đến, vì thế người bệnh cần hết sức lưu ý và cảnh giác, đồng thời thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa và phòng tránh tai biến hiệu quả.

Cách sơ cứu bệnh nhân tai biến trong thời gian đợi xe cấp cứu

Với bất kỳ loại tai biến mạch máu não gặp phải , chúng ta nên đưa bệnh nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt ( với BN nhồi máu não khả năng điều trị hiệu quả thường phải < 3h ), cấp cứu càng sớm càng giảm thiểu được khả năng di chứng về sau.

Các bước sơ cứu bệnh nhân tai biến dễ thực hiện, trong khi chờ cấp cứu:

  • Ghi chú lại thời điểm người bệnh khởi phát dấu hiệu bất thường
  • Quan sát các biểu hiện của bệnh nhân để cung cấp thông tin cho nhân viên y tế khi họ tới. Việc này sẽ giúp ích cho quá trình điều trị cấp cứu.
  • Đặt người bệnh nằm nghiêng một bên
  • Làm thông thoáng đường thở cho bệnh nhân
  • Không để người bệnh tự di chuyển vì có thể bị ngã
  • Đặt người bệnh trong tư thế thoải mái, nới rộng quần áo, cà vạt và khăn choàng cổ nếu có. Chú ý di chuyển bệnh nhân nhẹ nhàng, tránh va đập, rung lắc mạnh
  • Xem xem bệnh nhân đang dùng những loại thuốc gì hoặc mang theo đơn thuốc đang có nào không
  • Luôn phải cho bệnh nhân nhận được oxy để nuôi dưỡng cơ thể và nhắc bệnh nhân hít thở sâu, chậm rãi để tránh tình trạng chết não
  • Nếu bệnh nhân nôn, cần để đầu bệnh nhân nghiêng sang một bên, tránh để các chất nôn xộc lên mũi bệnh nhân gây khó thở

Trường hợp bệnh nhân co giật cần lấy khăn vải quấn quanh một chiếc đũa hay một thanh que dài đặt ngang giữa hai hàm răng của bệnh nhân để bệnh nhân không cắn vào lưỡi trong quá trình bị co giật.


Tận tâm – Uy tín – Hiệu quả
☎️ Hotline: 028.3535.4096 – 028.3535.4098
☎️ CSKH: 0867 01 09 08
📩 Mail: lienhe@ykhoavanhanh.vn
🏬159 Trần Quốc Thảo, Phường 9, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh

Tin tức khác

van hanh
Liên hệ Close
Đặt lịch
Kiểm tra
sức khỏe
Close