Top 8 nguyên nhân mất ngủ 3 tháng cuối thai kỳ

van hanh

Phụ nữ khi mang thai thường hay bị mất ngủ, nhất là tình trạng mất ngủ 3 tháng cuối thai kỳ. Vậy đâu là nguyên nhân của tình trạng trên. Hãy cùng theo dõi bài viết này nhé 

Đi tiểu thường xuyên gây mất ngủ 3 tháng cuối thai kỳ 

Khi bắt đầu mang thai, sự thay đổi nội tiết tố và tăng lưu lượng máu khiến bà bầu đi tiểu nhiều hơn. Bên cạnh đó, bàng quan bị tử cung chèn ép dẫn đến khả năng chứa nước của bàng quan giảm cũng ảnh hưởng đến việc đi tiểu của bà bầu. Trong 3 tháng cuối thai kỳ, thai nhi ngày càng lớn gây áp lực lên bàng quang, số lần đi tiểu của bà bầu tăng lên dù đêm hay ngày, gây gián đoạn giấc ngủ, thậm chí mất ngủ.

mat ngu 3 thang cuoi thai ky 1Các triệu chứng ốm nghén khi mang thai

Không phải tất cả phụ nữ mang thai đều có triệu chứng này và theo các nghiên cứu thì không có nguyên nhân chính xác cho việc ốm nghén khi phụ nữ mang thai nhưng một trong những lý do đó là nồng độ hormon tăng trong vài tuần đầu và lượng đường trong máu tăng cũng được coi là hai nguyên nhân gây ốm nghén dẫn đến mất ngủ.

Hiện tượng ợ chua, trào ngược cũng khiến mẹ bầu mất ngủ 

Thai nhi ngày một lớn hơn, tử cung buộc phải phát triển tương ứng để phù hợp. Tử cung phát triển chèn ép lên dạ dày, tăng khả năng axit dạ dày tràn ra ngoài, dẫn đến trình trạng ợ chua, trào ngược gây mất ngủ 3 tháng cuối thai kỳ.

Đau nhức cơ thể bao gồm có thể là đau đầu, đau dây chằng, đau ngực.

Đau đầu do sự lên cân đột ngột ảnh hưởng đến hệ thần kinh và quá trình lưu thông máu lên não gây đau đầu mất ngủ cho phụ nữ khi mang thai. Ngực phát triển lớn khi mang thai và sự thay đổi giữa các khớp và cơ ngực gây đau dây chằng ngực cũng là nguyên nhân gây khó ngủ/ mất ngủ cho mẹ bầu.

Tình trạng chuột rút hoặc hội chứng chân không yên.

Thai nhi ngày càng lớn khiến trọng lượng cơ thể mẹ cũng tăng lên gây áp lực lên các cơ bắp chân, tử cung to cũng chèn ép lên mạch máu, dây thần kinh gây ra hiện tượng chuột rút, làm trầm trọng hơn những khó chịu cho mẹ bầu và dẫn đến mất ngủ. 

Hoặc tình trạng hai chân luôn trong trạng thái muốn vận động, do rối loạn hệ thống thần kinh, gây ảnh hưởng đến chất lượng của mẹ bầu, lâu ngày dẫn đến mất ngủ.

mat ngu 3 thang cuoi thai ky 2Ảnh hưởng tiêu cực từ những giấc mơ hoặc các ám ảnh về những cơn ác mộng 

Khi mang thai phụ nữ cũng trở nên lo lắng và căng thẳng hơn. Các thay đổi về nội tiết tố, những mệt mỏi về thể chất. Tâm lý lo âu, căng thẳng vì sắp bước vào gia đoạn sinh nở cũng như áp lực từ cuộc sống cũng khiến cho các bà bầu khó ngủ/ mất ngủ hoặc ngủ không đủ giấc, thường xuyên có những giấc mơ không đầu không cuối thậm chí gặp ác mộng gây mất ngủ 3 tháng cuối thai kỳ.

Khó có được tư thế thoải mái khi ngủ vì bụng ngày càng lớn.

Giai đoạn ba tháng cuối thai kỳ, thai nhi phát triển, áp lực chiếc bụng lớn nên tư thế nằm ngủ thoải mái cũng khó khăn hơn. 

Em bé xoay chuyển, đá, đạp, nhào lộn trong bụng mẹ.

Em bé ngày càng lớn nên cũng hiếu động hơn đồng thời không gian trong bụng mẹ cũng trở nên chật chội khiến em bé sẽ xoay chuyển, đá đạp mạnh và nhiều hơn. Điều này cũng khiến thai phụ khó ngủ dẫn đến mất ngủ.

Nếu thai phụ quá lo lắng về chứng mất ngủ 3 tháng cuối thai kỳ của mình thì  nên tìm đến các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn kỹ lưỡng. Trung tâm y khoa Vạn Hạnh cũng là một điểm trị liệu hiệu quả những triệu chứng rối loạn giấc ngủ bởi Trung tâm Vạn Hạnh sở hữu đội ngũ y bác sĩ và nhân viên y tế có kinh nghiệm, trình độ chuyên và nghiệp vụ cao. Các bác sĩ của trung tâm đều được đào tạo bài bản ở nước ngoài. Tất cả các bác sĩ đều có chứng chỉ và bằng cấp về chuyên môn phụ trách. Thành tích trong học tập, nghiên cứu, khám và chữa bệnh rất đáng nể.

mat ngu 3 thang cuoi thai ky 3PGS.Ts.Bs Nguyễn Thi Hùng: Cố vấn chuyên môn của trung tâm. Bác sĩ có hơn 40 năm kinh nghiệm trong nghề, đã từng tu nghiệp tại Mỹ trong điều trị rối loạn vận động. Bác sĩ Hùng chính là người đầu tiên ở Việt Nam phẫu thuật thành công bệnh Parkinson. Ngoài ra, bác sĩ còn là người đầu tiên ứng dụng nhiều phương pháp chữa trị bệnh mới, hiện đại và tiên tiến.

Ths.Bs Lê Thị Bích Phượng: Giám đốc trung tâm, người có rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học về tế bào gốc trong chữa trị bệnh được ghi nhận tại Việt Nam và thế giới.

  • Ths.Bs Nguyễn Anh Diễm Thúy: Bác sĩ Nội Thần kinh, bác sĩ có nhiều nghiên cứu về bệnh thần kinh, điển hình là bệnh Parkinson.
  • Bs. Lê Thị Tuyết Nhung: Bác sĩ chuyên khoa chấn thương chỉnh hình.
  • Ths.Bs Lê Thụy Minh An: Bác sĩ chuyên khoa Thần kinh
  • Bs.CK! Nguyễn Tuấn Anh: Bác sĩ chuyên khoa Thần kinh
  • Ths.Bs Lê Nguyễn Thụy Phương: Bác sĩ chuyên khoa Tâm thần
  • Ths.Bs Lê Hoàng Ngọc Trâm: Bác sĩ chuyên khoa Tâm thần
  • Ts.Bs Võ Văn Sĩ: Tiến sĩ chuyên khoa chấn thương chỉnh hình

Quá trình làm mẹ là một quá trình gian nan, vất vả nhưng cũng rất thú vị và hạnh phúc. Hy vọng các thai phụ không để chứng mất ngủ 3 tháng cuối thai kỳ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình làm mẹ của mình.

Xem thêm: Top 6 nguyên nhân mất ngủ tuổi dậy thì và cách khắc phục


Tận tâm – Uy tín – Hiệu quả
Hotline: 028.3535.4096 – 028.3535.4098
CSKH: 0867 01 09 08
Mail: lienhe@ykhoavanhanh.vn159
Trần Quốc Thảo, Phường 9, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh

Tin tức khác

van hanh
Liên hệ Close
Đặt lịch
Kiểm tra
sức khỏe
Close