Đau Mạn Tính Nhận Biết Và Điều Trị

van hanh

Đau mạn tính là tình trạng đau kéo dài hơn 3 tháng. Khác so với cơn đau cấp tính (ngắn hạn), đau mạn tính khiến việc học tập và lao động vướng nhiều hạn chế và phải tạm ngừng trong thời gian dài nếu không tìm đến điều trị.

Đau mạn tính là gì?

Đau mạn tính là tình trạng đau kéo dài hơn 03 tháng. Khác với cơn đau cấp tính có thể kéo dài trong vài giờ đến vài tuần thường liên hệ đến một tổn thương cấp tính như đau răng hay viêm ruột thừa cấp và là một dấu hiệu cảnh báo để người bệnh tìm cách giải quyết cơn đau.

Cơn đau mạn tính kéo dài có tính chất dai dẳng, ảnh hưởng đến tâm sinh lý người bệnh, đến chất lượng cuộc sống, ví dụ: người bệnh dễ mất ngủ, trầm cảm…

Đau mạn tính là triệu chứng phổ biến, ảnh hưởng tới 25% dân số trên thế giới, chiếm 15% các trường hợp đi khám bệnh.

Đau mạn tính khác đau cấp tính như thế nào ?

Đau cấp tính thường xảy ra đột ngột sau những tổn thương cấp tính như:

  • Chấn thương
  • Viêm, nhiễm cấp tính tại một bộ phận cơ thể: viêm túi mật, viêm ruột thừa…
  • Sinh nở
  • Nha khoa

Đau cấp tính thường không kéo dài quá 3 tháng. Khi các nguyên nhân đau được giải quyết, cơn đau sẽ tự động thoái lui và người bệnh trở về cuộc sống sinh hoạt như trước đây.

Nguyên Nhân gây đau mạn tính ?

Đôi khi cơn đau mãn tính có nguyên nhân rõ rang như trong trường hợp bạn  bị bệnh kéo dài như viêm khớp hoặc ung thư có thể gây đau liên tục.

Chấn thương và bệnh tật cũng có thể gây ra những thay đổi trên cơ thể khiến bạn nhạy cảm hơn với cơn đau. Những thay đổi này có thể duy trì ngay cả sau khi bạn đã chữa lành vết thương hoặc bệnh tật ban đầu. Ví dụ như trường hợp đau sau phẫu thuật, nếu trong phẫu thuật không xử trí đau tốt trước, trong và sau phẫu thuật thì những tổn thương do va chạm vào dây thần kinh khi phẫu thuật hay những tổn thương mô mềm gây thiếu máu cục bộ tạo phản ứng viêm trên lý thuyết thì sẽ phục hồi Đau nhưng vẫn tạo nên những tín hiệu dẫn truyền đau lên não. Các tín hiệu này được kích hoạt liên tục trong nhiều tháng, nhiều năm làm cho những bộ phận xử lý trên não mất khả năng điều phối hoặc nhận biết sai lạc làm cơn đau vẫn còn tồn tại và có tính chất của đau thần kinh

Một số người cũng bị đau mãn tính không liên quan đến chấn thương hoặc bệnh tật. Các nhà lâm sàng gọi phản ứng này là đau do tâm lý hoặc đau do bệnh tâm thần. Nguyên nhân là do các yếu tố tâm lý như căng thẳng, lo lắng và trầm cảm. Nhiều nhà khoa học tin rằng mối liên hệ này đến từ lượng endorphin trong máu thấp. Endorphin là hóa chất tự nhiên giúp kích hoạt cảm giác tích cực.

Có thể có một số nguyên nhân gây ra sự chồng chéo cơn đau. Ví dụ, bạn có thể mắc hai bệnh khác nhau. Hoặc bạn có thể có một cái gì đó như đau nửa đầu và đau do tâm lý cùng nhau.

 

Các loại đau mạn tính  thường gặp trên lâm sàng:

  • Đau khớp
  • Đau lưng
  • Đau cổ vai gáy
  • Đau trong ung thư
  • Đau đầu ( bao gồm cả Đau đầu Migraine)
  • Đau kéo dài tại chỗ đã phẫu thuật
  • Đau cơ ( như đau cơ sợi)
  • Đau do thần kinh ( do sự tổn thương 1 phần hay toàn phần của hệ thần kinh)

Nguyên nhân đau mạn tính

Đau mạn tính có nguy hiểm không ?

Khi bạn có bệnh lý đau mạn tính, cơ thể của bạn sẽ gặp phải tình trạng như căng thẳng và thể hiện bằng:

  • Căng cơ
  • Hạn chế vận động
  • Thiếu năng lượng, uể oải
  • Ăn uống không ngon miệng
  • Khó ngủ

Từ các biểu hiện đó sẽ dẫn đến các rối loạn cảm xúc bao gồm:

  • Rối loạn lo âu
  • Trầm cảm
  • Ám ảnh sợ hãi

Trong khi đó, cơn đau cấp tính thường không đi kèm những biểu hiện căng thẳng hay tâm thần kinh như trong cơn đau mạn tính

Cơn đau mạn tính không gây nguy hiểm tức thì tới tính mạng nhưng làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, làm người bệnh mất khả năng lao động, suy nghĩ và khó hòa nhập với xã hội. Các cơn đau mạn tính cũng có thể ảnh hưởng đến người có bệnh lý tim mạch hoặc bệnh lý nội khoa khác.

Điều trị đau mạn tính

Đau mạn tính ảnh hưởng khá nghiêm trọng tới tâm lý người bệnh,  để Xử trí và điều trị  đau mạn tính là xử trí đa mô thức (kết hợp nhiều chuyên khoa, kết hợp nhiều lãnh vực trong một chuyên khoa). Mục tiêu điều trị là làm giảm tái phát các cơn đau, giảm cường độ đau. Điều trị thuốc kết hợp với các phương pháp không dùng thuốc.

Điều trị không xâm lấn

Liệu pháp nhận thức hành vi CBT :

Đây là phương pháp trị liệu được cả tâm lý gia và thân chủ ưa thích vì nó có thể nhanh chóng mang lại kết quả. Liệu pháp hành vi nhận thức được sử dụng để điều trị một loạt các vấn đề rất đa dạng. Thêm nữa, CBT có cấu trúc làm việc rõ ràng và thường đòi hỏi ít phiên gặp mặt hơn các loại trị liệu khác.

CBT trong đau mạn tính ngoài việc giúp thân chủ giải quyết các vấn đề rối loạn cảm xúc do cơn đau kéo dài gây nên mà còn giúp thân chủ quản lý các triệu chứng cơn đau và các bệnh lý đi kèm

Liệu pháp tuân thủ và chấp nhận ACT :

Không giống với liệu pháp nhận thức hành vi (CBT), mục tiêu của ACT không phải là để giảm thiểu tần suất hay tính nghiêm trọng của những trải nghiệm cảm xúc không dễ chịu. Thay vào đó, mục tiêu của liệu pháp ACT là  giảm bớt những khó khăn của người bệnh trong việc kiểm soát những cảm xúc  đồng thời làm gia tăng sự tham gia của bạn vào những hoạt động có ý nghĩa trong cuộc sống

Châm cứu:

Y học Phương Đông là một trong những phương pháp có ý nghĩa hỗ trợ điều trị trong việc quản lý các triệu chứng đau mạn tính. Y học chứng cứ đã chứng minh với việc bổ sung liệu pháp Châm cứu đúng thời điểm và chỉ định giúp người bệnh phục hồi tốt và nhanh hơn.

Vật lý trị liệu:

Đối với một số trường hợp của Đau mạn tính, Vật lý trị liệu được xem như là phương pháp hữu ích nhất giúp người bệnh từng bước trở về cuộc sống sinh hoạt vận động hằng ngày. Các bài tập vật lý trị liệu với sự hỗ trợ của thiết bị như máy siêu âm, xung kích, kích thích điện,… không chỉ giúp làm giảm viêm, giảm đau mà còn từng bước gia tăng khả năng vận động. Ưu điểm của phương pháp này là có thể kết hợp với các phương pháp khác trong điều trị và gần như không có chống chỉ định.

Liệu pháp phản hồi thần kinh ( Neurofeedback): Liệu pháp ứng dụng điện cực và những cảm biến gắn vào da đầu. Thông qua thiết bị, cảm biến sẽ tiến hành thu thập những thông tin từ cơ thể người bệnh. Từ đó giúp người bệnh thực hiện những bài tập thực hành  nhằm tạo thành phản xạ tự động điều chỉnh và mang đến hiệu quả giảm đau, thư giãn cơ…

Thiền: thiền sẽ giúp chúng ta tìm ra nguyên nhân của căng thẳng, lo âu, trầm cảm, không chỉ loại bỏ triệu chứng và cảm xúc tiêu cực, mà còn loại bỏ nguyên nhân để chúng ta có thể tận hưởng cuộc sống.

 Phương pháp  xâm lấn tối thiểu

Tiêm thấm: Là phương pháp đưa trực tiếp các thuốc giảm đau tới vị trí gây ra cơn đau mạn tính hay vị trí tổn thương. Hiện nay, các loại thuốc được chỉ định trong phương pháp tiêm thấm khá rộng rãi và có nhiều ưu điểm, ít tác dụng phụ.

Tiêm Botulinum toxin: Liệu pháp tiêm Botulinum toxin (BTX) đã được chứng minh làm giảm sự co thắt cơ và giảm đau. Tiêm BTX ngăn chặn một số tín hiệu từ chất trung gian hóa học ở dây thần kinh,, hầu hết các chất hóa học này có tác dụng làm cơ co thắt lại. Do đó, sau khi tiêm khoảng 2 đến 3 ngày thì các cơ đó bị giãn ra và hiệu quả kéo dài từ 3 đến 4 tháng. Kỹ thuật được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm và được phụ trách bởi PGS.TS.BS Nguyễn Thi Hùng.

 

Trong điều trị đau mạn tính, Bác sỹ còn phải chú trọng vào tập luyện cho bệnh nhân thích ứng với tình trang đau kéo dài và giúp họ cải thiện các triệu chứng thực thể, tâm thần và tâm lý đi kèm như trầm cảm, mất ngủ, lo lắng,… Do đó, việc điều trị đau mạn tính phải là điều trị đa mô thức, kết hợp phương pháp dùng thuốc và không dùng thuốc. Đó cũng là tiêu chí và đặc điểm của Trung Tâm Y Khoa Vạn Hạnh.

Nhận biết vá điều trị đau mạn tính


Tận tâm – Uy tín – Hiệu quả
☎️ Hotline: 028.3535.4096 – 028.3535.4098
☎️ CSKH: 0867 01 09 08
📩 Mail: lienhe@ykhoavanhanh.vn
🏬159 Trần Quốc Thảo, Phường 9, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh

Tin tức khác

van hanh
Liên hệ Close
Đặt lịch
Kiểm tra
sức khỏe
Close