Đau vai gáy: 4 điều nhất định phải biết

van hanh

đau vai gáy

Hội chứng vai gáy  hay hội chứng cổ cánh tay (Cervicobrachial Syndrome) là từ để mô tả chứng đau, cứng cột sống cổ kèm những triệu chứng châm chích, tê bì lan xuống vai, cánh tay, đôi khi lan đến ngực, lưng và cả lên chẩm.

Hầu hết có liên quan đến nghề nghiệp làm bằng tay, liên tục và lặp đi lặp lại, như lái xe đường dài, công nhân khuân vác. Hay những người làm việc mà đầu cổ luôn cố định như người làm việc văn phòng, các thợ điện, thợ sơn, và cả những thợ may thêu, làm nail…             đau vai gáy

1. Triệu chứng thường gặp

Sự than phiền của bệnh nhân không ai giống ai, nhưng phổ biến là đau cổ – vai – cánh tay, đau âm ỉ nặng nề hay đau dữ dội cứng cổ. Đau tăng khi ấn hay vận động cổ. Đau khi làm việc, nghỉ ngơi thì giảm, đôi khi đau cả ban đêm làm mất ngủ.

Rễ thần kinh thường bị kích thích hoặc chèn ép gây đau, tê lan xuống cánh tay, cẳng tay hoặc bàn ngón tay. Đôi khi lan lên chẩm, hoặc xuống ngực lưng. Đau tăng khi làm các nghiệm pháp tăng áp lực hoặc căng thần kinh . Và ngược lai, đau sẽ giảm khi làm chùn hay giảm áp thần kinh.

Một số bệnh nhân bị nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt hoặc mất thăng bằng là do rối loại vận mạch đi kèm. Cũng cần lưu ý là bệnh nhân bị hội chứng cổ vai thường dễ bị kích thích hơn người bình thường bởi vì ngưỡng chịu đau của họ thấp. Một số bệnh nhân có thể gặp tình trạng lo âu, hồi hộp, đánh trống ngực, hụt hơi.

Đau vai gáy tăng khi ấn hay vận động cổ

2. Nguyên nhân gây đau vai gáy

Có nhiều bệnh lý gây nên đau cổ vai như

  • Thoái hóa cột sống, thoái hóa dĩa đệm: thường đau mãn tính và ở người có tuổi.
  • Bệnh lý rễ thần kinh: đa số do thoát vị dĩa đệm, hẹp lỗ liên hợp.
  • H/C cơ nâng vai: do co rút cơ nâng vai ở người khiêng vác nặng. Bơi sải, kẹp điện thoại bằng đầu, ngủ nằm sấp, lo âu, stress… biểu hiện đau từ cổ xuống cạnh trong xuống bả vai và lan ra vai. Ấn có 2 điểm đau chói là gốc cổ vai và gốc trên trong của xương bả vai. Vận động cổ đau tăng, nhất là khi nằm mà bật ngồi dậy.
  • Viêm CS dính khớp: tuổi trẻ, còng cứng lưng.
  • Hội chứng ngực thoát (thoracic outlet syndrome): đám rối thần kinh mạch máu cánh tay bị chèn ép do (xương sườn cổ, phì đại cơ bậc thang, dị dạng xương sườn 1, vận động quá nhiều ở vai…). Để chẩn đoán, bs làm Adson’s test (+),  làm điện cơ.
  • Hội chứng đau cân cơ (Myofascial pain syndrome): cơ vùng cổ vai căng cứng, ấn có điểm đau chói, không lan xuống cẳng bàn tay. Không tê bì.  đau vai gáy
3. Chẩn đoán đau vai gáy
  • X Quang CS cổ 4 tư thế: có thể thấy mất đường cong sinh lý, thoái hóa  cs, gai xương, hẹp dĩa đệm, hẹp lỗ liên hợp, mất vững CS…
  • CT, MRI : loãng xương, chai xương, thoái hóa dĩa đệm, thoát vị dĩa đệm, hẹp ống sống, phì đại dây chằng vàng, viêm mỏm khớp…
  • Điện cơ (EMG). Giúp chẩn đoán vị trí tổn thương thần kinh.

4. Điều trị đau vai gáy tại y khoa Vạn Hạnh 

Vì tính chất phức tạp của hội chứng vai gáy (do có nhiều triệu chứng của nhiều bệnh trùng lắp) làm cho việc điều trị trúng đích gặp nhiều khó khăn. Để việc điều trị nhanh chóng, kịp thời và đạt hiệu quả, nhất thiết bệnh nhân phải được BS chuyên khoa hỏi bệnh sử tỉ mỉ và khám cẩn thận để đưa ra một chẩn đoán xác định.

BS Võ Văn Sĩ điều trị đau vai gáy tại y khoa Vạn Hạnh

1/ Điều trị bảo tồn: cho kết quả khả quan

a- Điều trị không dùng thuốc:                        đau vai gáy

  • Nghỉ ngơi, không nằm đầu cao, không nằm võng.
  • Ăn uống dinh dưỡng đầy đủ, hạn chế đường, tinh bột, dầu mỡ. Tăng cường rau củ quả.
  • Ngủ đủ 6-7 tiếng một ngày, giấc ngủ sâu. Sinh hoạt lành mạnh vui vẻ. tránh lo âu phiền muộn.
  • Nẹp cổ mềm nếu đau nhiều
  • Tập vật lý trị liệu: nhằm giảm đau, lấy lại tầm vận động và phục hồi sức mạnh cơ: massage, kéo tạ, hồng ngoại, sóng ngắn… tập vận động thụ động và vận động chủ động. Vật lý trị liệu tại Y khoa Vạn Hạnh 

b- Dùng thuốc:                                đau vai gáy

  • Các thuốc giảm đau, kháng viêm, giãn cơ, an thần êm dịu thần kinh
  • Thuốc giảm đau thần kinh Gabapentin 600-1200mg/ ngày; Pregabalin 150-600mg/ngày
  • Thuốc chống trầm cảm Amitriptylin 10-25mg/ngày
  • Phong bế tại điểm đau bằng corticosteroid
  • Chích corticosteroid ngoài màng cứng hoặc chích mỏm khớp

2/ Phẫu thuật khi điều trị bảo tồn 6-12 tuần thất bại. Hoặc có bằng chứng chèn ép thần kinh rõ ràng.

Có thể dùng sóng cao tầng (Radio Frequency) để giải ép thần kinh.

(theo TS. BS. Võ Văn Sĩ – Trung tâm y khoa Vạn Hạnh)

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE 028.3535.4096 hoặc 028.3535.4098 – CSKH: 0867010908 hoặc đăng ký tư vấn  TẠI ĐÂY.

ĐỘI NGŨ BÁC SĨ CHUYÊN GIA ĐẦU NGÀNH

TIẾN SĨ – BÁC SĨ VÕ VĂN SĨ – (Tiến sĩ chuyên khoa chấn thương chỉnh hình cột sống Đại học Y Dược TPHCM, Nguyên Trưởng khoa cột sống Bệnh viện Chấn Thương Chỉnh Hình)

BS LÊ THỊ TUYẾT NHUNG (Nguyên Phó trưởng khoa Khớp BV Chấn thương chỉnh hình, tham gia phụ giảng cho các Bác sĩ CK1 – CK2 đến thực tập tại BV Chấn thương chỉnh hình)

—————————–
TRUNG TÂM Y KHOA VẠN HẠNH
Tận tâm – Uy tín – Hiệu quả
☎️ Hotline: 028.3535.4096 – 028.3535.4098
☎️ CSKH: 0867 01 09 08
📩 Mail: lienhe@ykhoavanhanh.vn
🏬 159 Trần Quốc Thảo, Phường 9, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh

Tin tức khác

van hanh
Liên hệ Close
Đặt lịch
Kiểm tra
sức khỏe
Close