Có nên dùng thuốc giảm đau vai gáy không?

van hanh

Nếu bạn cảm thấy cơn đau vai gáy không đến thường xuyên và đau chỉ ở mức độ nhẹ thì có thể áp dụng các biện pháp giảm đau ngay tại nhà trước khi phải dùng thuốc giảm đau vai gáy.

Nhưng nếu tình trạng bệnh diễn tiến nặng hơn, thì tốt nhất bạn hãy nên trực tiếp đến cơ sở y tế hoặc bệnh viện uy tín để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Theo đó, các bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng bệnh để có thể đưa ra hướng điều trị dùng thuốc hoặc không dùng thuốc phù hợp.

Giảm đau vai gáy tại nhà – không dùng thuốc

Các triệu chứng thông thường của đau vai gáy ở mức độ nhẹ không ảnh hưởng quá nhiều đến chất lượng cuộc sống và người bệnh có thể thực hiện theo các hướng dẫn giảm đau vai gáy tại nhà – không dùng thuốc sau đây:

  • Chườm đá/ chườm nóng
  • Sử dụng miếng dán giảm đau
  • Tạm dừng các hoạt động thể thao, tránh làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng
  • Bổ sung vitamin B1, B6 và B12, giúp thúc đẩy dẫn truyền thần kinh -> giảm đau nhức
  • Đeo băng quấn bảo vệ vai, giảm đau khớp
  • Xoa bóp nhẹ nhàng vùng cổ và vai gáy, cánh tay
  • Thiền định, giải tỏa stress và căng thẳng…

Giai đoạn dùng thuốc giảm đau vai gáy

Bệnh khi trở nặng (giai đoạn đau vai gáy vừa và nặng) có thể sẽ kèm theo các triệu chứng tăng nhức tăng và kéo dài, tần suất xuất hiện cơn đau cũng nhiều hơn khiến các biện pháp giảm đau vai gáy tại nhà không còn tác dụng.

Lúc này, để có thể giảm đau, người bệnh sẽ cần có sự can thiệp của thuốc điều trị, nhưng cần lưu ý, chỉ nên sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ. Cụ thể:

  • Thuốc giảm đau vai gáy, chống viêm như Paracetamol, Diclofenac…
  • Các loại thuốc giãn cơ để chống các cơn co thắt quá mức
  • Thuốc ức chế dẫn truyền thần kinh
  • Các loại thuốc đặc trị bệnh lý cơ xương khớp/ đau – thần kinh nếu đau vai gáy có liên quan đến thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm, chèn ép dây thần kinh, hội chứng cổ vai cánh tay…
  • Tiêm corticosteroid (giảm đau vai gáy tốt hơn so với thuốc uống, thường áp dụng trong trường hợp có cường độ đau nhức dữ dội)

có nên dùng thuốc giảm đau vai gáy

Các phương pháp điều trị giảm đau vai gáy dùng thuốc và không dùng thuốc tại TTYK Vạn Hạnh

→ Phương pháp dùng thuốc: sử dụng các loại thuốc thông dụng trong điều trị giảm đau vai gáy như đã liệt kê ở trên.

→ Phương pháp không dùng thuốc:

  • Vật lý trị liệu (kéo CS cổ, sóng ngắn, sóng xung kích, kéo dãn, di động khớp…)
  • Tâm lý trị liệu (nếu phát sinh thêm các bệnh lý tâm thần như mất ngủ, trầm cảm, rối loạn lo âu…)

→ Tiêm Botulinum Toxin: ứng dụng trong điều trị giảm đau vai gáy mạn tính đến từ các nguyên nhân bệnh lý đau mạn tính như đau cơ sợi, hội chứng đau màng cân cơ…

→ Điều trị kết hợp dùng thuốc và không dùng thuốc:

Kết hợp các phương pháp điều trị dùng thuốc, Tiêm Botox và không dùng thuốc sẽ dựa trên bác sĩ đánh giá tình trạng bệnh của bệnh nhân để xây dựng phác đồ điều trị phù hợp.

Ngoài ra, các mô hình đa mô thức phối hợp điều trị này tại TTYK Vạn Hạnh còn có ưu điểm giảm được tác dụng phụ của thuốc, “tăng tốc” quá trình giảm đau vai gáy nên sẽ rất thích hợp cho các trường hợp bệnh nhân dị ứng với nhiều loại thuốc điều trị bệnh hoặc có tiền sử điều trị bệnh đơn lẻ một phương pháp nhưng không hiệu quả.

Xem thêm:

Điều trị đau vai gáy tại TTYK Vạn Hạnh 

>> GÓI COMBO VẬT LÝ TRỊ LIỆU ĐIỀU TRỊ ĐAU VAI GÁY TẠI TTYK VẠN HẠNH <<

Đau cổ vai gáy 1
  • Kéo CS cổ
  • Siêu âm/Sóng ngắn/Kích thích điện giảm đau
  • Trị liệu bằng tay: kéo dãn, di động khớp       
Đợt đều trị liên tục 5-6 lần/tuần, từ 2 – 3 tuần trở lên
Đau cổ vai gáy 2
  • Kéo CS cổ
  • Sóng xung kích
  • Trị liệu bằng tay: kéo dãn, di động khớp
Đợt điều trị 6 lần trong 3 tuần

Tận tâm – Uy tín – Hiệu quả
☎️ Hotline: 028.3535.4096 – 028.3535.4098
☎️ CSKH: 0867 01 09 08
📩 Mail: lienhe@ykhoavanhanh.vn
🏬159 Trần Quốc Thảo, Phường 9, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh

Tin tức khác

van hanh
Liên hệ Close
Đặt lịch
Kiểm tra
sức khỏe
Close