Tại sao bị mất ngủ và cách giúp bạn ngủ ngon hơn
Mất ngủ đang có xu hướng trẻ hoá. Chứng mất ngủ không còn là biểu hiện chỉ có riêng ở người lớn tuổi. Vậy tại sao bị mất ngủ? Hãy cùng theo dõi bài viết để tìm ra và khắc phục các nguyên nhân đó giúp bạn ngủ ngon hơn nhé!
1. Thói quen sinh hoạt thiếu khoa học cũng là nguyên nhân tại sao bị mất ngủ
Thói quen ăn uống cũng là nguyên nhân khá phổ biến cho việc tại sao bị mất ngủ. Ăn uống không đúng giờ giấc, thiếu khoa học, ăn quá nhiều đồ chiên xào cũng gây ra những hệ lụy không chỉ riêng cho sức khỏe mà còn cho cả giấc ngủ của bạn. Thói quen ăn đêm, ăn sát giờ đi ngủ, ăn xong rồi đi ngủ liền cũng gây nên một áp lực lớn lên hệ tiêu hoá, dạ dày vẫn phải làm việc khi bạn đang ngủ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, thậm chí gây khó ngủ, lâu dài có thể dẫn đến chứng mất ngủ. Đối với những người có bệnh lý về tiêu hoá thói quen này sẽ xuất hiện các triệu chứng ợ chua, trào ngược dạ dày gây khó chịu, từ đó làm gián đoạn giấc ngủ của bạn.
Tại sao bị mất ngủ? Thói quen sử dụng rượu, bia, cafe, thuốc lá và các chất kích thích khác tương tự cũng là nguyên nhân gây mất ngủ. Trong các thức uống này có chứa các chất cafein, nicotine là chất thuộc nhóm chất kích thích hệ thần kinh trung ương gây ức chế cơn buồn ngủ, tăng phần tỉnh táo của não bộ.
Mọi người thường được khuyên uống nhiều nước sẽ tốt cho sức khoẻ nhưng nếu uống quá nhiều nước trước giờ đi ngủ sẽ gây gián đoạn giấc ngủ do bạn có nguy cơ đi tiểu nhiều vào ban đêm. Tình trạng này sẽ không có gì nghiêm trọng nếu chỉ xảy ra vài ngày nhưng khi kéo dài, giấc ngủ sẽ không sâu, không chất lượng.
Các cảm giác xúc động mạnh, bị kích thích trước giờ ngủ cũng gây ảnh hưởng đến quá trình đi vào giấc ngủ. Nhiều người có thói quen xem các bộ phim yêu thích trước khi đi ngủ, điều này cũng không có gì đáng ngại, tuy nhiên bạn nên lựa chọn những bộ phim nhẹ nhàng, giải trí nhẹ để thư giãn đầu óc thì tốt hơn những bộ phim kinh dị, video, clip bạo lực gây ám ảnh, thậm chí khiến bạn có thể gặp ác mộng khi ngủ.
2. Tại sao bị mất ngủ khi thường xuyên sử dụng các thiết bị điện tử trước giờ ngủ
Khi tiếp xúc trực tiếp với các ánh sáng phát ra từ điện thoại sẽ làm ức chế sản sinh hormone melatonin – loại hormon chủ yếu được tuyến yên tiết ra giúp kiểm soát chu kỳ giấc ngủ.
Theo một số nghiên cứu chỉ ra rằng, thói quen lướt các mạng xã hội bằng ipad, điện thoại thông minh hoặc các laptop không chỉ khiến bạn khó ngủ mà còn ảnh hưởng đến sự tỉnh táo của bạn ngày hôm sau.
Vì vậy, bạn nên ngưng sử dụng các thiết bị điện tử khoảng 30 phút đến 1 tiếng trước khi đi ngủ, trả lại sự thư giãn cho não bộ để dễ dàng vào giấc ngủ nhé!
3. Tại sao bị mất ngủ? Các bài tập thể dục được thực hiện cận giờ đi ngủ
Việc tập thể dục đều đặn mỗi ngày sẽ tốt cho sức khỏe bởi khi tập thể dục sẽ giúp quá trình lưu thông máu lên não tốt hơn, các hoạt động hệ tuần hoàn được ổn định. Tuy nhiên nếu quá trình tập thể dục, vận động này được thực hiện sát giờ đi ngủ sẽ khiến bạn khó vào giấc ngủ hoặc dẫn đến mất ngủ. Vậy việc tập thể dục sát giờ đi ngủ thì tại sao bị mất ngủ?
Khi bạn thực hiện các bài tập, thân nhiệt cơ thể sẽ tăng lên, nhịp tim cũng tăng cao. Vào đêm muộn, thay vì báo tín hiệu đến giờ cơ thể nghỉ ngơi thì khi tập thể dục lại vô tình gửi một tín hiệu sai lệch dẫn truyền đến não bộ rằng sắp đến giờ làm việc hoặc đối diện với các tình huống căng thẳng. Nhiệt độ cơ thể và nhịp tim là 2 thông số quan trọng để dẫn dắt chúng ta vào giấc ngủ. Nếu quá trình thực hiện các bài tập diễn ra quá mạnh mẽ trước giờ đi ngủ, khả năng cao bạn sẽ trằn trọc suốt đêm. Bên canh đó, tập thể dục sát giờ đi ngủ cũng làm tăng mức adrenaline và cortisol – hai chất hoá học có trong não cung cấp năng lượng cho phản xạ chiến đấu gây hiểu lầm khi gửi tín hiệu cho não bộ trước giờ ngủ, khó thư giãn để đi vào giấc ngủ.
Bạn nên tập thể dục thường xuyên tối thiểu 30 phút mỗi ngày và sắp xếp lịch tập nên cách giờ ngủ từ 2 đến 3 tiếng.
4. Tại sao bị mất ngủ và việc chịu áp lực, căng thẳng trong một thời gian dài có liên quan với nhau không?
Những áp lực, căng thẳng trong một thời gian dài sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến giấc ngủ. Theo các nghiên cứu, nguyên nhân hàng đầu liên quan đến bệnh trầm cảm chính là mất ngủ.
Xã hội hiện đại phát triển quá nhanh đòi hỏi con người phải không ngừng thích ứng và phấn đấu liên tục để theo kịp sự phát triển, không bị bỏ lại phía sau. Thực tế này đã kéo theo những hệ lụy đi kèm như mệt mỏi, căng thẳng, lo âu và tất cả trở thành một áp lực vô hình đè nặng lên cuộc sống của mỗi người. Nếu mỗi người không biết tìm cho mình một phương pháp thư giãn thích hợp, một lối sống vui vẻ thì lâu ngày những hệ luỵ trên sẽ trở thành những vấn đề gây ảnh hưởng đến cuộc sống nói chung và giấc ngủ nói riêng.
Luôn giữ cho tinh thần thoải mái, tìm cách thư giãn sau những giờ làm việc và học tập căng thẳng. Đừng để những căng thẳng kéo dài là nguyên nhân cho việc tại sao bị mất ngủ bạn nhé.
Có thể bạn quan tâm: 6 phương pháp hỗ trợ điều trị mất ngủ lâu năm
5. Các bệnh lý thực thể cũng gây nên chứng mất ngủ
Tại sao bị mất ngủ? Ngoài những nguyên nhân trên, chứng mất ngủ cũng đến từ các tổn thương do các bệnh lý gây ra như các cơn đau về cơ xương khớp, đau tim, suy tim, huyết áp cao hoặc các bệnh về tiêu hoá như ợ chua, khó tiêu, đau dạ dày…
Khi giấc ngủ của bạn bị ảnh hưởng bởi những căn bệnh này, bạn nên tìm đến bác sĩ chuyên khoa để chữa trị. Điều này cũng góp phần cải thiện chứng mất ngủ của bạn.
Trung tâm y khoa Vạn Hạnh là một địa chỉ khám chữa bệnh uy tín, hiệu quả, an toàn, thiết bị hiện đại, tân tiến với đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm như
PGS.Ts.Bs Nguyễn Thi Hùng: Cố vấn chuyên môn của trung tâm. Bác sĩ có hơn 40 năm kinh nghiệm trong nghề, đã từng tu nghiệp tại Mỹ trong điều trị rối loạn vận động. Bác sĩ Hùng chính là người đầu tiên ở Việt Nam phẫu thuật thành công bệnh Parkinson. Ngoài ra, bác sĩ còn là người đầu tiên ứng dụng nhiều phương pháp chữa trị bệnh mới, hiện đại và tiên tiến.
Ths.Bs Lê Thị Bích Phượng: Giám đốc trung tâm, người có rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học về tế bào gốc trong chữa trị bệnh được ghi nhận tại Việt Nam và thế giới.
- Ths.Bs Nguyễn Anh Diễm Thúy: Bác sĩ Nội Thần kinh, bác sĩ có nhiều nghiên cứu về bệnh thần kinh, điển hình là bệnh Parkinson.
- Bs. Lê Thị Tuyết Nhung: Bác sĩ chuyên khoa chấn thương chỉnh hình.
- Ths.Bs Lê Thụy Minh An: Bác sĩ chuyên khoa Thần kinh
- Bs.CK! Nguyễn Tuấn Anh: Bác sĩ chuyên khoa Thần kinh
- Ths.Bs Lê Nguyễn Thụy Phương: Bác sĩ chuyên khoa Tâm thần
- Ths.Bs Lê Hoàng Ngọc Trâm: Bác sĩ chuyên khoa Tâm thần
- Ts.Bs Võ Văn Sĩ: Tiến sĩ chuyên khoa chấn thương chỉnh hình
Đừng để các nguyên nhân mất ngủ của bạn được tiếp tục phát triển và “bành trướng” khiến cho mất ngủ cấp tính thành mất ngủ mãn tính. Khi đó, dù bạn đã biết được lý do tại sao bị mất ngủ thì quá trình điều trị cũng sẽ tốn nhiều công sức, thời gian và tiền bạc hơn rất nhiều.