Rối loạn giấc ngủ sau tết và nguy cơ đột quỵ
Cảnh giác nguy cơ mắc phải các bệnh lý rối loạn giấc ngủ và tăng huyết áp dẫn đến đột quỵ sau tết!
Những bữa tiệc và các hoạt động ngày tết Nguyên đán luôn mang lại sự háo hức và thu hút, vì tạo ra được bầu không khí ấm áp, nên nhờ đó, thỏa mãn được nhu cầu đem đến niềm vui và hạnh phúc cho nhiều người.
Song, một số người bị kéo theo “cuộc vui” và mất kiểm soát trong sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt là các vấn đề về rối loạn giấc ngủ xảy ra sau tết, hoặc việc ăn uống không lành mạnh, không kiềm chế được lượng muối tiêu thụ từ các thực phẩm ngày tết khiến nhóm người cao/ tăng huyết áp dễ dẫn đến nguy cơ đột quỵ.
Lý do gặp phải các rối loạn giấc ngủ và tăng nguy cơ đột quỵ sau tết
Rối loạn giấc ngủ sau tết
Những hoạt động vào dịp lễ tết Nguyên đán thường được kéo dài đến tận khuya, thậm chí nhiều người còn “thức đến sáng” để tận hưởng những bữa tiệc và “cuộc vui” ngày tết bên gia đình, người thân và bạn bè.
Hệ quả, cơ thể bị thay đổi giờ giấc sinh hoạt và giấc ngủ bị ảnh hưởng, làm xuất hiện tình trạng mất ngủ và ngủ nhiều do thiếu ngủ. Một số người đang điều trị rối loạn giấc ngủ từ trước đó cũng có thể khiến bệnh trở nặng hơn.
Thêm vào đó, thực trạng uống rượu bia, sử dụng thuốc lá và chất kích thích không được kiểm soát tốt hoặc sử dụng các thiết bị điện tử có màn hình phát sáng nhiều (đặc biệt là ở trẻ em và trẻ vị thành niên) cũng có thể làm tăng nguy cơ khởi phát bệnh lý về rối loạn giấc ngủ.
Tăng nguy cơ đột quỵ
Đa phần những bệnh nhân cao/ tăng huyết áp bị đột quỵ sau tết là do hình thành thói quen uống rượu bia, ăn thức ăn mặn, ngọt, dầu mỡ không kiểm soát, nên dễ dẫn đến hiện tượng cục máu đông gây tắc mạch máu.
Một số khác rơi vào trường hợp bị ngưng thuốc đột ngột và vì ảnh hưởng của bầu không khí tết nên lơ là trong việc quản lý giờ giấc dùng thuốc điều trị tăng huyết áp, khiến huyết áp mất ổn định, tăng nguy cơ đột quỵ sau tết.
Các rối loạn giấc ngủ thường gặp sau tết
1. Mất ngủ
Mất ngủ là một rối loạn giấc ngủ phổ biến, thường đi kèm với các than phiền của người bệnh về giấc ngủ như ngủ không đủ giấc hoặc chất lượng giấc ngủ không tốt khiến cơ thể cảm thấy mệt mỏi, uể oải, và vẫn buồn ngủ sau khi thức dậy (dù ngủ và thức dậy đúng giờ giấc).
Tuỳ vào trường hợp, mất ngủ có thể biểu hiện bởi tình trạng khó đi vào giấc, thức giấc nhiều lần trong đêm, thức dậy sớm không ngủ lại được hoặc cảm thấy thoải mái/buồn ngủ sau khi thức dậy. Theo đó, mất ngủ còn được phân thành các dạng khác nhau như mất ngủ
Sau tết, nhiều người bệnh thường được ghi nhận mắc phải các dạng mất ngủ sau đây:
- Mất ngủ cấp tính (xuất hiện vài đêm hoặc trong thời gian ngắn vài tuần)
- Mất ngủ thứ phát do sử dụng chất kích thích: những người lạm dụng chất kích thích, uống nhiều rượu bia trong ngày lễ tết dễ rơi vào trạng thái ru ngủ, nhưng sẽ giảm thời gian ngủ sâu, thức dậy sớm và không hồi phục sau khi thức dậy.
→ Cách khắc phục: ngưng sử dụng thuốc là, rượu bia hoặc các chất kích thích khác, tập thể dục/ yoga với các bài tập đơn giản để tăng cường vận động giúp thúc đẩy giấc ngủ ngon hơn, giảm bớt thói quen cầm điện thoại hoặc tiếp xúc với màn hình sáng trước khi ngủ.
→ Khi nào cần gặp bác sĩ? nếu tình trạng mất ngủ không còn là tạm thời mà kéo dài đến vài tháng hoặc người bệnh gặp khó khăn trong việc từ bỏ các thói quen không lành mạnh hình thành từ sau tết, có thể đến gặp bác sĩ hoặc chuyên viên tâm lý để được tư vấn và điều trị bệnh theo phác đồ điều chỉnh
2. Ngủ nhiều do thiếu ngủ
Tình trạng này sau tết xảy ra do nguyên nhân “thức đến sáng” trong những buổi tiệc hoặc sinh hoạt với các hoạt động tết xuyên đêm. Các biểu hiện thường gặp: ngủ li bì khó thức dậy, ngủ gật trong ngày, khó tập trung, bồn chồn, dễ cáu giận, mệt mỏi…
→ Cách khắc phục: để có thể tự khắc phục, người bệnh cần có ý chí và tinh thần kỷ luật cho việc tuân thủ đúng lịch trình ngủ và thức đúng giờ, đồng thời xây dựng thói quen ổn định trước khi ngủ (đọc sách, thư giãn cơ thể, thiền…) sẽ giúp hỗ trợ đi vào giấc ngủ đúng theo kế hoạch đã định ra.
→ Khi nào cần gặp bác sĩ? Tình trạng bệnh sẽ nặng hơn nếu người bệnh chủ quan, xem “thiếu ngủ” là điều bình thường và trở nên phụ thuộc vào thuốc, hoặc chất kích thích giúp tỉnh táo vào ban ngày. Nhiều người bệnh đã phải nhập viện trong tình trạng cơ thể bị kiệt sức, do giờ giấc sinh hoạt bị đảo lộn và không kiểm soát được giấc ngủ, hầu hết đều bắt nguồn từ thiếu ngủ. Do đó, trước khi mọi thứ diễn biến xấu đi, tốt nhất hãy nên thăm khám với bác sĩ khi việc ngủ ngày, ngủ quá giờ xảy đến thường xuyên hơn, thuốc và cà phê buổi sáng không còn tác dụng giúp tỉnh táo và bắt đầu có hiện tượng khó đi vào giấc hoặc thức giấc giữa đêm dẫn đến không ngủ được, gây thiếu ngủ.
Giải pháp giúp ổn định huyết áp, giảm nguy cơ đột quỵ sau tết
Người cao/ tăng huyết áp sau tết rất cần quan tâm đến vấn đề cân nặng, lượng muối tiêu thụ hoặc trong trường hợp “quên uống thuốc”, người bệnh cần phải tìm ngay đến bác sĩ để giải quyết vấn đề ngưng dùng thuốc trong các ngày lễ tết.
Cụ thể, theo lời khuyên của các bác sĩ tại TTYK Vạn Hạnh, người bệnh có thể thực hiện các cách sau đây:
- Giảm cân sau tết bằng cách có chế độ ăn uống phù hợp và giảm lượng muối trong các thực phẩm dùng bữa sau tết.
- Tập thể dục để có sức khỏe, tăng cường đề kháng và hỗ trợ giảm cân
- Đến gặp bác sĩ sớm để được thăm khám và điều chỉnh liệu trình dùng thuốc/ kê toa thuốc uống tuỳ theo đánh giá về tình trạng huyết áp của người bệnh
Mở gói tầm soát đột quỵ tại TTYK Vạn Hạnh!
TTYK Vạn Hạnh có đầy đủ các trang thiết bị hiện đại và tiến tiến phục vụ cho công tác tầm soát bệnh đạt được hiệu quả cao và cho ra kết quả chính xác.
Các bác sĩ tại trung tâm, sau khi tầm soát đột quỵ cho bệnh nhân, sẽ đưa ra các hướng dẫn phòng tránh tối ưu và đảm bảo phù hợp với đặc điểm của mỗi bệnh nhân.
Các bác sĩ chuyên khoa tâm thần điều trị rối loạn giấc ngủ tại TTYK Vạn Hạnh:
♦ ThS.BS Nguyễn Đào Uyên Trang
♦ ThS.BS CKI Nguyễn Trần Khánh Minh
♦ ThS.BS Đào Thị Thu Hương
♦ Chuyên gia tâm lý Nhiêu Quang Thiện Nhân