Thoái hóa cột sống thắt lưng L4, L5: Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị
Thoái hóa cột sống thắt lưng L4, L5 là một trong những nguyên nhân thường gặp gây đau nhức ở vị trí thắt lưng. Bệnh lý này phổ biến ở người tuổi trung niên, trong đó có hơn 80% trong nhóm người trên 50 tuổi mắc bệnh là nữ giới.
Hiện, các khuyến cáo của WHO (Tổ chức y tế thế giới) đối với các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh như người làm công việc văn phòng thường xuyên tiếp xúc với máy tính, công nhân may, công nhân bốc vác, tài xế lái ô tô… là hãy cẩn trọng và quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe cột sống của bản thân, thông qua tìm hiểu về bệnh lý mình có nguy cơ mắc phải, theo dõi các triệu chứng, tìm ngay đến bác sĩ để được thăm khám và điều trị bệnh sớm, tránh nguy cơ dẫn đến các biến chứng khi vẫn còn ở độ tuổi trên 45.
Thoái hóa cột sống thắt lưng L4, L5 là bệnh gì?
♦ Vị trí đốt sống L4, L5
L4 và L5 là hai đốt sống thấp nhất của cột sống thắt lưng. Cùng với đĩa đệm, khớp, dây thần kinh và mô mềm, đoạn chuyển động cột sống L4-L5 cung cấp nhiều chức năng khác nhau, bao gồm hỗ trợ phần trên cơ thể và cho phép chuyển động thân theo nhiều hướng.
Các đốt sống này sẽ được nối với nhau bằng các khớp mặt, được bao phủ bởi sụn khớp để tạo ra các chuyển động trơn tru giữa các bề mặt khớp.
Do chức năng chịu tải trọng lớn và phạm vi linh hoạt rộng, đoạn chuyển động L4-L5 có thể dễ bị đau do chấn thương và/hoặc suy yếu và bị biến dạng do thoái hóa hơn so với các đoạn thắt lưng khác.
♦ Thoái hóa đốt sống L4, L5
Cần lưu ý rằng, thoái hóa cột sống thắt lưng L4, L5 không phải là bệnh khớp có viêm nhiễm mà là do quá trình lão hóa, khi sụn khớp và đĩa đệm phải chịu áp lực lớn kéo dài gây tổn thương, giảm hoặc mất tính đàn hồi của đĩa đệm và xơ cứng dây chằng bao khớp, khiến cho cột sống thắt lưng suy yếu và bị biến dạng.
Nguyên nhân và dấu hiệu của thoái hóa cột sống thắt lưng L4, L5
Nguyên nhân gây bệnh
- Tuổi tác: các vấn đề về tuổi tác là nguyên nhân hành đầu gây ra bệnh này. Vì theo thời gian, chức năng và cấu trúc xương khớp dần bị suy giảm. Đến một giai đoạn nhất định, tế bào sụn ở cột sống sẽ bị mất dần độ đàn hồi và khả năng chịu lực
- Tính chất công việc: người thường xuyên làm việc mang vác nặng, ngồi hoặc đứng quá lâu ở một tư thế… khiến quá trình lão hóa diễn ra nhanh và mạnh hơn, từ đó có nguy cơ khởi phát bệnh
- Vận động sai tư thế: ngồi làm việc sai tư thế, nằm ngủ sai tư thế… những tư thế vận động sai vừa gây áp lực đến cột sống, đặc biệt là vùng cổ và lưng, vừa ảnh hưởng tiêu cực đến các chức năng nội tạng trong cơ thể
- Thừa cân, béo phì: Theo lý giải của các chuyên gia, trọng lượng cơ thể quá lớn sẽ khiến cột sống phải chịu nhiều áp lực hơn bình thường, dễ dẫn đến tình trạng tổn thương và thoái hóa đốt sống hơn bình thường
- Dinh dưỡng không cân đối: Người có chế độ dinh dưỡng kém hay bị rối loạn chức năng trao đổi chất trong cơ thể sẽ có nguy cơ mắc các bệnh cơ xương khớp cao hơn người bình thường
- Yếu tố di truyền: nguy cơ mắc thoái hóa cột sống thắt lưng sẽ cao hơn nếu trong gia đình có người thân mắc bệnh này
- Bệnh lý: một số bệnh lý xương khớp như: loãng xương, thoát vị đĩa đệm, phình đĩa đệm… có thể khiến cột sống mất cân bằng, tăng áp lực làm đẩy nhanh quá trình thoái hóa cột sống thắt lưng, đặc biệt là thoái hóa đốt sống lưng L4, L5
- Chấn thương: chấn thương ở vùng cột sống lưng trong quá trình lao động, chơi thể thao hay tai nạn có thể khiến sụn khớp, đĩa đệm bị tổn thương nhưng không được xử lý tận gốc có thể khiến cột sống thắt trở nên suy yếu và dần bị thoái hóa
Triệu chứng và dấu hiệu
- Đau vùng lưng dưới (thắt lưng), cơn đau dữ dội và âm ỉ, ảnh hưởng đến giấc ngủ và đau tăng khi vận động hoặc khi thời tiết thay đổi
- Co thắt cơ ở gân kheo (cơ ở mặt sau của đùi)
- Mất thăng bằng và đi lại khó khăn hoặc đứng trong thời gian dài
- Lưng thường xuyên bị đơ cứng, đau khi xoay người và đau lan xuống mông và hai chi dưới làm người bệnh không cúi được.
- Tê, yếu hoặc ngứa ran ở bàn chân
Các phương pháp điều trị bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng L4, L5
Bệnh có thể được điều trị bằng cách kết hợp hoặc đơn trị liệu các phương pháp điều trị dùng thuốc, vật lý trị liệu hoặc các liệu pháp sinh học tiên tiến.
Theo đó, tương tự với phần nhiều các bệnh lý cơ xương khớp khác, thoái hóa cột sống thắt lưng L4, L5 cũng có thể được điều trị can thiệp phẫu thuật, tuy nhiên, chỉ áp dụng cho các trường hợp có biến chứng nguy hiểm gây đau thần kinh tọa nghiêm trọng, thoát vị đĩa đệm chèn ép rễ thần kinh, hẹp ống sống chèn ép tủy sống… hoặc khi các phương pháp trị liệu khắc phục không cho kết quả như ý.
Trường hợp thoái hóa đốt sống, bị thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh có thể được điều trị bằng phong bế thần kinh
→ Điều trị dùng thuốc
Sử dụng các loại thuốc uống/ tiêm có tác dụng giảm đau, kháng viêm và làm chậm tiến trình lão hóa. Thêm vào đó là các loại thuốc uống hỗ trợ điều trị như canxi, bổ sung vitamin, thuốc thảo dược…
→ Tập vật lý trị liệu
Kéo dãn cột sống, sóng ngắn… cùng với các bài tập trị liệu, xoa bóp, châm cứu… có tác dụng tăng cường tuần hoàn và lưu thông máu hiệu quả, đồng thời còn ngăn chặn được các biến chứng như teo cơ, liệt chi hiệu quả.
Ứng dụng vật lý trị liệu trong điều trị đau và viêm
→ Liệu pháp sinh học bảo tồn khớp tự nhiên
Các liệu pháp sinh học trong điều trị cơ xương khớp được biết đến nhiều nhất hiện nay là tiêm Huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) – lấy máu tự thân để sản xuất huyết tương và tiêm Tế bào gốc (Stem cell) – lấy tế bào gốc từ người bệnh hoặc ngân hàng tế bào để tạo ra chế phẩm tế bào gốc.
Cả 2 liệu pháp này đều có khả năng đặc biệt là kích thích cơ chế tự chữa lành mô ở đốt sống bị thoái hóa, thúc đẩy quá trình sửa chữa thương tổn, đặc biệt, tiêm Tế bào gốc hoặc tiêm Tế bào gốc PRP có một đặc tính nổi trội, khác biệt hoàn toàn so với các phương pháp điều trị khác là khả năng tái tạo các tế bào sụn khớp mới bằng cách “viện trợ” thêm lượng tế bào tương thích cho bệnh nhân.
Song, điều kiện để các cơ sở y tế triển khai PRP và Tế bào gốc cần phải đạt chuẩn phòng tiêm “vô trùng” và đặc biệt, phải có cơ sở nghiên cứu tế bào gốc được cấp phép.
Tại TTYK Vạn Hạnh chúng tôi đáp ứng được các điều kiện kể trên. Ngoài ra, trung tâm còn trang bị nhập mới các trang thiết bị hiện đại nhằm phục vụ cho quá trình điều trị bệnh. Bên cạnh đó, với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm sẽ đảm bảo được quá trình tiêm thực hiện an toàn và hiệu quả cho bệnh nhân.