Mất ngủ tuổi trung niên – Nguyên nhân và điều trị
Mất ngủ xảy đến với hơn 40% trường hợp người trưởng thành đang bước vào độ tuổi trung niên. Nguyên nhân phổ biến của mất ngủ tuổi trung niên chủ yếu đến từ sự thay đổi nội tiết tố ở nam giới hoặc nữ giới cùng với các căng thẳng tích tụ trong một khoảng thời gian dài.
Dấu hiệu mất ngủ tuổi trung niên
Mất ngủ tuổi trung niên có các biểu hiện đặc trưng sau:
- Thường xuyên thức giấc giữa đêm và khó quay lại giấc ngủ
- Thức dậy sớm hơn so với trước và luôn trong trạng thái mệt mỏi, xanh xao, uể oải trong người
- Sụt cân, cơ thể suy nhược do thiếu ngủ
- Suy giảm trí nhớ, khó tập trung khi cố gắng hoàn thành công việc…
Tại sao người trung niên thường bị mất ngủ?
Phụ nữ trung niên trong thời kỳ mãn kinh: Giai đoạn tiền mãn kinh được đánh dấu bởi những biến động của hormone nữ: *testosterone, estrogen và progesterone có sự thay đổi thất thường, do hoạt động của hệ trục não bộ, tuyến yên, buồng trứng bắt đầu bị suy giảm.
Từ đó, gây ra hàng loạt các vấn đề bất ổn về thể chất và tinh thần; trong đó, nghiêm trọng nhất là ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ, cụ thể như sau:
- Suy giảm estrogen sẽ khiến cơ thể giảm khả năng hấp thụ cũng như sản sinh ra magie có tác dụng giãn cơ. Trạng thái cơ căng cứng cộng với chứng bốc bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm ở tuổi tiền mãn kinh sẽ gây nên tình trạng mất ngủ.
- Suy giảm progesterone gây rối loạn giấc ngủ, khiến phụ nữ không thể ngủ sâu giấc.
* testosterone: Nhiều người cho rằng hormone testosterone chỉ có ở phái nam, nhưng thực chất loại hormone này cũng có ở phái nữ. Đôi khi, nồng độ testosterone ở nữ quá thấp hoặc quá cao cũng gây nhiều vấn đề sức khỏe đáng lưu ý. Rối loạn giấc ngủ là một trong số đó.
Thời kỳ mãn dục ở nam giới: Giống với thời kỳ mãn kinh ở phụ nữ, nam giới tuổi trung niên cũng trải qua giai đoạn mãn dục tương tự khi mà ở độ tuổi này, các cơ quan cơ thể dần bị suy thoái, không sản sinh đủ lượng nội tiết tố testosterone cần thiết.
Lúc này, nhịp điệu sinh học ngày đêm của cơ thể bị thay đổi, khiến cho thời gian ngủ ngắn lại, bệnh nhân bị tỉnh giấc và khó có thể ngủ lại
Stress và căng thẳng: Áp lực trong công việc và cuộc sống, các lo lắng nảy sinh nhiều hơn và khó kiểm soát. Điều này khiến cho não bộ làm việc liên tục và quá sức khiến người tuổi trung niên khó đi vào giấc ngủ hoặc thường xuyên thức giấc giữa đêm. Thêm vào đó, khoảng thời gian cơ thể làm quen với sự thay đổi nội tiết tố rất dễ dẫn đến stress, vì thế làm gia tăng căng thẳng tích tụ và dẫn đến tình trạng mất ngủ kéo dài.
Nguyên nhân khác
Một số nguyên nhân phổ biến chung của mất ngủ cũng có thể xảy đến với người tuổi trung niên, chẳng hạn như:
- Bệnh lý gây rối loạn giấc ngủ: các rối loạn tâm thần như trầm cảm, lo âu…; các bệnh liên quan đến đau thần kinh và cơ xương khớp mạn tính…
- Tiểu đêm
- Hội chứng chân không yên và ngưng thở khi ngủ…
- Môi trường ngủ không thoải mái: phòng ngủ quá sáng, không gian chật chội
- Vệ sinh giấc ngủ không tốt…
Xem chi tiết: 5 nguyên nhân phổ biến dẫn đến mất ngủ
Tầm quan trọng của việc chữa mất ngủ tuổi trung niên
Mất ngủ tuổi trung niên có thể để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng như:
- Mắc bệnh về tim mạch
- Béo phì
- Tiểu đường
- Trầm cảm
- Nguy cơ đột quỵ cao
Đặc biệt, nếu người ở độ tuổi trung niên trong giai đoạn sắp bước sang độ tuổi người cao tuổi nếu không tự khắc phục hoặc được điều trị kịp thời sẽ rất dễ dẫn đến mất ngủ mạn tính.
Do đó, theo như các khuyến nghị thông thường của các tổ chức y tế lớn như WHO…, để tránh tình trạng mất ngủ tuổi trung niên, người bệnh cần có thời gian biểu cho giấc ngủ phù hợp và tạo điều kiện môi trường xung quanh có thể đi vào giấc ngủ một cách dễ dàng. Đặc biệt, xây dựng thói quen tập luyện thể dục thể thao sẽ giúp giải tỏa stress một cách hiệu quả và giảm thiểu nguy cơ gây mất ngủ.
Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, người bệnh tuổi trung niên vẫn xảy ra tình trạng mất ngủ kéo dài, do không thể tự giải quyết vấn đề giấc ngủ của bản thân hoặc không có thời gian chăm sóc sức khỏe tinh thần dẫn đến mất ngủ.
Lúc này, lựa chọn tốt nhất là hãy tìm đến sự trợ giúp y tế và thăm khám với các bác sĩ và chuyên viên tâm lý để có thể tìm ra chính xác nguyên nhân bệnh và áp dụng các phương pháp điều trị phù hợp.
Điều trị mất ngủ tuổi trung niên tại TTYK Vạn Hạnh
TTYK Vạn Hạnh triển khai kết hợp các liệu pháp mới trong điều trị mất ngủ
Đây là những cách kết hợp tổng hợp để nhằm cho bệnh nhân nhanh chóng đạt được giấc ngủ ngon, cân bằng trong cuộc sống. Khi kết quả ban đầu khả quan, bệnh nhân vững niềm tin thì kết quả và quy trình điều trị về sau giảm thiểu sự khó khăn.
- Liệu pháp nhận thức hành vi
- Liệu pháp kiểm soát sự kích thích
- Kỹ thuật thư giãn
- Liệu pháp hạn chế ngủ
- Duy trì nhận thức thụ động
Có thể kết hợp dùng thuốc: tùy thuộc vào chỉ định của bác sĩ.
Xem thêm:
Điều trị mất ngủ ở người cao tuổi