Tăng động giảm chú ý ở trẻ (ADHD) – Nhận biết & Điều trị

van hanh

Trẻ mắc rối loạn tăng động giảm chú ý gặp rất nhiều khó khăn trong giao tiếp xã hội thường ngày vì có thể phải vật lộn với lòng tự trọng thấp, dẫn đến nảy sinh các mối quan hệ rắc rối và thành tích kém ở trường.

Các triệu chứng có thể sẽ giảm bớt theo tuổi. Tuy nhiên, một số người sẽ không thể hoàn toàn hết hẳn hoặc giảm thiểu tình trạng bệnh và cần phải tìm đến các giải pháp phù hợp để điều trị hiệu quả các triệu chứng.

Tăng động giảm chú ý (ADHD) là gì?

Tăng động giảm chú ý (ADHD) là một rối loạn mạn tính đặc trưng bởi các hành vi bốc đồng, sự hiếu động thái quá và khó duy trì sự chú ý. Bệnh có thể được chẩn đoán ở trẻ em, thiếu niên và người trưởng thành, nhưng các triệu chứng bệnh thường khởi phát và xuất hiện rõ rệt nhất ở trẻ em trong độ tuổi từ 3 đến 12 tuổi.

Có ba dạng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD):

Không chú ý: Trẻ ADHD ở dạng này có phần lớn các triệu chứng là không chú ý và gặp phải nhiều vấn đề do mất tập trung, giảm chú ý hơn so với các triệu chứng hiếu động và bốc đồng.

Tăng động, bốc đồng: Trẻ ADHD ở dạng này có phần lớn các triệu chứng hiếu động thái quá và bốc đồng, thường gặp phải nhiều vấn đề do mất kiểm soát khi bộc phát hơn so với triệu chứng không chú ý.

Kết hợp tăng độn g, bốc đồng và không chú ý: Trẻ ADHD ở dạng này có triệu chứng của cả 2 nhóm trên.

tăng động giảm chú ý (adhd) ở trẻ em

Dấu hiệu nhận biết tăng động giảm chú ý (ADHD) ở trẻ em

Khi mắc bệnh tăng động giảm chú ý, trẻ sẽ có các triệu chứng nhận biết bệnh sau đây:

♦  Không chú ý:

  • Dễ bị phân tâm, không thể hoàn thành tốt hoặc gặp khó khăn khi tập trung vào các nhiệm vụ trong học tập, công việc nhà hoặc khi chơi.
  • Hay lơ đãng, mơ màng nên thường xuyên không làm theo hướng dẫn, dễ mắc lỗi, không kịp nắm bắt thông tin trên lớp và có biểu hiện tránh né các nhiệm vụ đòi hỏi tập trung tinh thần trong thời gian dài.
  • Có khoảng thời gian chú ý ngắn và không thể gắn bó lâu dài với một hoạt động.
  • Thường xuyên rơi vào tình trạng quên làm bài vở, công việc nhà hoặc mất các vật dụng cần thiết cho các việc học hoặc hoạt động, chẳng hạn như: đồ chơi, bài tập ở trường, bút chì…
  • Không có khả năng giao tiếp tốt và tiếp thu toàn bộ cuộc đối thoại vì dường như không thể tập trung nghe hoặc có biểu hiện đảo mắt nhìn khắp nơi, ngay cả khi được nói chuyện trực tiếp.

♦  Tăng động, bốc đồng:

  • Đi lại và di chuyển liên tục. Nếu buộc phải xếp hàng hoặc đứng chờ sẽ luôn có cảm giác bức rứt tay chân, không thể đứng yên một chỗ.
  • Ngồi không yên và có biểu hiện ngọ nguậy, loay hoay, vặn vẹo, gõ vào tay hoặc chân khi phải bắt buộc ngồi một chỗ.
  • Chạy xung quanh hoặc leo trèo trong những tình huống không thích hợp.
  • Nói chuyện quá nhiều, nói chuyện bằng “tay, chân”.
  • Thiếu kiên nhẫn trong việc phải chờ đợi đến lượt.
  • Không thể im lặng chơi hoặc tham gia vào các hoạt động giải trí
  • Thường xuyên làm gián đoạn hoặc xâm phạm vào các cuộc trò chuyện, trò chơi hoặc hoạt động của người khác.
  • Có thể hành xử không có sự cân nhắc trước và gây nguy hiểm cho bản thân hoặc người xung quanh.
  • Dễ nỗi giận, phẫn nộ hoặc bộc phát các cơn quậy phá bất chợt ở những thời điểm không phù hợp.

Một số điều cần lưu ý về bệnh tăng động giảm chú ý (ADHD)

Trẻ có cá tính và năng động có thể bị nhầm lẫn với trẻ tăng động giảm chú ý (ADHD). Hầu hết những đứa trẻ khỏe mạnh đều không chú ý, hiếu động hoặc bốc đồng vào lúc này hay lúc khác.

Tuy nhiên, những trẻ gặp khó khăn ở trường học nhưng hòa đồng tốt ở nhà hoặc với bạn bè có thể đang phải vật lộn với một thứ gì đó khác ngoài ADHD. Điều này cũng đúng với những đứa trẻ hiếu động hoặc không chú ý ở nhà, nhưng việc học ở trường và tình bạn của chúng vẫn không bị ảnh hưởng.

Vậy khi nào nên gặp bác sĩ?

Nếu trẻ có nhiều trong số các biểu hiện kể trên và đã được xác nhận có các phản ứng tăng động giảm chú ý tương tự với cả khi ở nhà hoặc ở trường, thì hãy đến thăm khám ngay với các bác sĩ bác sĩ nhi khoa phát triển hành vi, nhà tâm lý học, bác sĩ tâm thần hoặc bác sĩ thần kinh nhi khoa.

Điều trị tăng động giảm chú ý (ADHD) tại TTYK Vạn Hạnh

Mặc dù điều trị sẽ không chữa khỏi ADHD, nhưng nó có thể giúp ích rất nhiều cho các triệu chứng. Điều trị thường bao gồm thuốc và can thiệp hành vi. Chẩn đoán và điều trị sớm có thể tạo ra sự khác biệt lớn về kết quả.

* Liệu pháp hành vi nhận thức: đây là liệu pháp ngắn hạn hướng đến việc dạy trẻ ADHD các chiến lược ứng phó hàng ngày thay vì phân tích tâm lý bằng cách – giải thích cho trẻ việc cần làm dưới các hình thức thu hút sự chú ý của chúng; sau đó, đưa ra các kế hoạch huấn luyện nếp sống và các kỹ năng xã hội của trẻ theo các bước đi từ những nhiệm vụ nhỏ nhất đến những nhiệm vụ cần đến sự hợp tác của thầy cô giáo trong trường và phụ huynh để hỗ trợ điều trị, đồng hành với trẻ. Vì thông thường, trong nhiều trường hợp, trẻ ADHD cần phải có chế độ giáo dục đặc biệt.

* Đội ngũ bác sĩ CK Tâm thần giàu kinh nghiệm trong điều trị bệnh tăng động giảm chú ý (ADHD) tại TTYK Vạn Hạnh:

→  THS.BS Đào Thị Thu Hương – có nhiều kinh nghiệm trong điều trị các bệnh liên quan đến chuyên khoa tâm thần nhi

→  THS.BS Nguyễn Đào Uyên Trang– điều trị ADHD cho cả trẻ em và người trưởng thành


Tận tâm – Uy tín – Hiệu quả
☎️ Hotline: 028.3535.4096 – 028.3535.4098
☎️ CSKH: 0867 01 09 08
📩 Mail: lienhe@ykhoavanhanh.vn
🏬159 Trần Quốc Thảo, Phường 9, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh

Tin tức khác

van hanh
Liên hệ Close
Đặt lịch
Kiểm tra
sức khỏe
Close