Thuốc chống trầm cảm: Tác dụng phụ cần lưu ý
Việc sử dụng thuốc chống trầm cảm có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn. Song, các tác dụng phụ này có thể được thuyên giảm và xử lý tốt nếu bệnh nhân kịp thời báo với bác sĩ để được điều chỉnh liều lượng sử dụng thuốc hoặc thay đổi sang một loại thuốc khác.
Hoặc các bác sĩ có thể sẽ hướng bệnh nhân đến hướng điều trị “không dùng thuốc” kết hợp/ đơn trị liệu để có thể mang lại hiệu quả tốt hơn. Hiệu quả của Kích thích từ trường xuyên sọ (rTMS) điều trị trầm cảm
Sau đây là một số tác dụng phụ thường gặp và hiếm gặp của thuốc chống trầm cảm giúp bệnh nhân nhận biết, đi kèm là hướng dẫn dựa trên lời khuyên của các bác sĩ khoa tâm thần kinh của TTYK Vạn Hạnh về các cách giúp hạn chế tác dụng phụ khi sử dụng thuốc chống trầm cảm. ¯
Các tác dụng phụ thường gặp của thuốc chống trầm cảm
1. Buồn nôn: là tác dụng phụ thường thấy nhất khi dùng thuốc chống trầm cảm. Đây cũng là lý do khiến nhiều người dừng thuốc đột ngột ngay tuần đầu tiên sau khi uống thuốc. Tuy nhiên, tác dụng phụ này thường sẽ tự động thuyên giảm vài tuần hoặc khi cơ thể đã quen dần với thuốc.
2. Tăng cân: theo các ghi nhận, là tác dụng phụ xuất hiện ở một số loại thuốc chống trầm cảm, đặc biệt là khi sử dụng thuốc trong thời gian dài. Tác dụng phụ này gây bất lợi đối với những bệnh nhân trầm cảm béo phì hoặc mắc bệnh tiểu đường type II hoặc tăng huyết áp.
3. Mất ngủ hoặc buồn ngủ quá mức: cũng là một trong các tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng thuốc chống trầm cảm. Một số loại thuốc chống trầm cảm khiến não bộ bị kích thích sẽ khiến người bệnh khó ngủ về đêm, hoặc một số loại khác có tác dụng an thần nên sẽ có hiệu quả gây ngủ. Tình trạng thiếu ngủ do dùng thuốc cũng có thể gây buồn ngủ vào ban ngày.
4. Rối loạn chức năng tình dục: tuy ít được nhắc đến nhưng đây là một tác dụng phụ khá phổ biến, khiến người bệnh dùng thuốc chống trầm cảm bị giảm hứng thú tình dục hoặc gặp phải các vấn đề tình dục khác. Với tình trạng này, các bác sĩ thường sẽ cho người bệnh trầm cảm chuyển sang loại thuốc uống khác hoặc thêm một loại thuốc hỗ trợ điều trị giảm các triệu chứng này.
5.Tăng tiết mồ hôi: là hệ quả của việc gia tăng nồng độ trong não bộ, nhất là norepinephrine, nên việc sử dụng các loại thuốc chống trầm cảm có thể gây ra tác dụng phụ này.
Tác dụng phụ nghiêm trọng hiếm gặp
- Hội chứng serotonin: là tình trạng chất dẫn truyền thần kinh trong não (serotonine) đạt mức cao nguy hiểm, làm xuất hiện các triệu chứng như kích động, lú lẫn, đổ mồ hôi, giật cơ, co cứng cơ, tăng huyết áp rùng mình và tiêu chảy. Ngoài ra, ở các trường hợp nặng còn có thể bị sốt rất cao, nhịp tim không đều, co giật và hôn mê.
- Hạ natri máu: có thể xảy ra do các chất ức chế tái hấp thụ setoronine trong thuốc trầm cảm có khả năng ảnh hưởng tới tác động của 1 loại hormone liên quan đến việc điều chỉnh lượng natri và chất lỏng trong cơ thể. Người lớn tuổi sẽ có nguy cơ bị hạ natri máu cao hơn. Triệu chứng bao gồm: lú lẫn, mệt mỏi, đau đầu, đau cơ, ăn mất ngon, kích động, co giật…, thậm chí nặng hơn, có thể dẫn đến hôn mê và tử vong.
- Phản ứng dị ứng: ở một vài trường hợp, cũng có thể xuất hiện khi dùng thuốc chống trầm cảm, vì một số bệnh nhân có thể dị ứng với thành phần hoạt tính hay các thành phần không hoạt động khác có trong thuốc. Các triệu chứng nhận biết khi dị ứng với thuốc có thể là phát ban, ngứa da, sưng tấy, nổi mụn nước hoặc khó thở. Trong đó, khó thở được xem là dấu hiệu cảnh báo nghiêm trọng của việc dị ứng có thể đe dọa đến tính mạng nếu không được hỗ trợ y tế kịp thời.
- Có thể làm tăng nguy cơ tự sát là một trong những cảnh báo rõ ràng nhất trên các tờ hướng dẫn sử dụng của vài loại thuốc chống trầm cảm. Các bác sĩ thường khi kê toa các loại thuốc này cho những bệnh nhân trẻ tuổi, sẽ đưa ra những khuyến cáo về việc cần phải có sự theo dõi và quan tâm chăm sóc của người thân. Vì có thể khi mới bắt đầu sử dụng thuốc thì tình trạng bệnh của những bạn trẻ có thể tạm thời tồi tệ hơn, thậm chí nó còn có khả năng làm tăng suy nghĩ tự tử.
Ở những người những người bị rối loạn lưỡng cực, một số thuốc chống trầm cảm có khả năng làm xuất hiện cơn hưng cảm (gồm các triệu chứng như tâm trạng hưng phấn quá mức, gia tăng năng lượng hoặc hoạt động, ngủ ít,…).
* Không được tự ý dừng thuốc điều trị trầm cảm!!
Kể cả khi có bất kỳ tác dụng phụ không mong muốn nào xảy ra người bệnh cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ và không được tự ý ngưng thuốc.
Hoặc nếu ngưng thuốc ngay khi tâm trạng tốt lên là một sai lầm, khiến thất bại trong điều trị, có thể gặp tác dụng phụ và tái phát trầm cảm rất cao. Vì thế, khi dùng thuốc điều trị trầm cảm cần đặc biệt tuân thủ quy tắc quan trọng nhất là không được dừng thuốc đột ngột mà phải tuyệt đối tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ về thời gian uống thuốc.
Làm thế nào để hạn chế tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm
Trong suốt quá trình điều trị, bệnh nhân cần phải dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn từ bác sĩ. Đồng thời chú ý đến các biểu hiện của cơ thể trong suốt thời gian sử dụng, sẽ giúp hạn chế được các tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm.
- Không được tự ý dừng thuốc hoặc sử dụng thuốc sai cách
- Không được tự ý dùng kết hợp các loại thuốc điều trị với nhau khi chưa tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi gặp phải các biểu hiện bất thường, bệnh nhân cần phải thông báo ngay cho bác sĩ để được hướng dẫn cách xử lý.
Ngoài ra việc sử dụng rượu bia, hút thuốc lá và chất kích thích có thể làm tăng nguy cơ gặp phải các tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm. Do đó, người bệnh cần hạn chế các thói quen xấu này trong thời gian điều trị bệnh.
Trầm cảm là một trong các bệnh lý đứng đầu trong các nguyên nhân gây tử vong hiện nay, làm gia tăng gánh nặng bệnh tật ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Do đó, nếu người bệnh sử dụng thuốc không đem lại kết quả tốt hoặc gặp những tác dụng phụ không mong muốn có thể đến Trung tâm Y khoa Vạn Hạnh để thăm khám và điều trị.
* TTYK Vạn Hạnh hiện đang áp dụng Kỹ thuật kích thích từ trường xuyên sọ (rTMS) trên những bệnh nhân mắc bệnh trầm cảm đã kháng trị với phương pháp dùng thuốc và những bệnh nhân không chịu được tác dụng phụ của thuốc.
- Nhận được nhiều phản hồi tích cực của bệnh nhân sau khi hoàn thành một liệu trình điều trị
- Bệnh nhân điều trị bằng rTMS có biểu hiện giảm được các triệu chứng lo âu và mất ngủ đi kèm
Kỹ thuật kích thích từ trường xuyên sọ (rTMS) tại TTYK Vạn Hạnh đáp ứng được các nhu cầu của bệnh nhân về điều trị trầm cảm “không dùng thuốc”. Đây được xem là một tiến bộ công nghệ mới đầy hứa hẹn ở Việt Nam vì không chỉ có khả năng điều trị trầm cảm hiệu quả ở tất cả các mức độ bệnh từ nhẹ đến nặng, mà nó còn có rất ít các tác dụng phụ, đảm bảo được tính an toàn cao cả khi được áp dụng đơn trị liệu hoặc kết hợp điều trị với phương pháp dùng thuốc.