Tê bì chân tay thường xuyên có nguy hiểm không?
Tê bì chân tay là triệu chứng phổ biến, có thể xảy ra trong vài phút đến nhiều ngày tuỳ vào trình trạng của mỗi người. Đây là triệu chứng được xem là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề liên quan đến tổn thương dây thần kinh/ mạch máu ( viêm, chấn thương, chèn ép, thiếu máu) do một nguyên nhân bệnh lý ( thoát vị đĩa đệm, ung thư, tai biến mạch máu não…). Do đó chúng ta cần tầm soát để chẩn đoán và điều trị sớm để tránh các biến chứng nguy hiểm của bệnh.
Đau vai gáy tê bì chân tay: Nguyên nhân và cách điều trị
Nguyên nhân gây tê bì chân tay thường xuyên
→ Nguyên nhân bệnh lý:
- Thoát vị đĩa đệm là bệnh có triệu chứng gây tê bì chân tay phổ biến nhất (với hơn 80%bệnh nhân thoát vị đĩa đệm có triệu chứng này). Cụ thể là các biểu hiện như đau nhức, tê cứng vùng đùi, bắp chân và bắp tay, tê bì đầu ngón chân, tay. Tình trạng này thường xảy ra khu vực ở đĩa đệm cột sống cổ và thắt lưng, do nhân nhầy tràn ra khỏi bao xơ đĩa đệm sẽ chèn ép dây thần kinh cột sống, từ đó dẫn đến tê bì cánh tay cùng hai chân khiến vận động của cơ thể bị hạn chế.
- Viêm đa rễ và dây thần kinh ngoài tê bì chân tay, còn có thể có các triệu chứng yếu liệt vận động ( thậm chí suy hô hấp ). Hoặc có các biểu hiện thần kinh thực vật khác: rối loạn huyết áp, rối loạn tiêu tiểu.
- Bệnh lý cơ xương khớp khác có triệu chứng tê bì chân tay như thoái hoá đốt sống, thoái hoá khớp, chấn thương cột sống, hẹp ống sống, trật đốt sống… Trong đó, bệnh hẹp ống sống và một số nguyên do khiến đốt sống bị trật còn dẫn đến đau thần kinh tọa, khiến người bệnh bị tê, đau từ thắt lưng xuống mông, đùi và cả bắp chân.
- Suy nhược cơ thể do thiếu các chất cần thiết như vitamin B1, B12, axit folic, canxi, kali… khiến cơ thể luôn rơi vào tình trạng mệt mỏi kéo dài, tê bì chân tay thường xuyên
- Đái tháo đường ở một số bệnh nhân bị biến chứng của bệnh thường có triệu chứng tê bì chân tay, kèm theo đó là cứng cơ, chuột rút…
→ Nguyên nhân khác:
- Phụ nữ mang thai ở những tháng cuối thai kỳ thường bị tê bì chân tay do sự phát triển của thai nhi gây ra sự chèn ép lên các mạch máu và dây thần kinh
- Dây thần kinh và mạch máu bị chèn ép do nằm, ngồi lâu nhưng sai tư thế hoặc lao động nặng liên tục trong thời gian dài khiến máu lưu thông kém
- Thay đổi thời tiết cũng có thể gây ra hiện tượng tê bì chân tay ở một số người, đặc biệt khi chuyển mùa, trời lạnh, gây rối loạn cảm giác.
- Tác dụng phụ của một số loại thuốc uống gây tê bì chân tay, nhưng sẽ nhanh chóng mất đi khi ngưng sử dụng thuốc.
Biến chứng của tê bì chân tay
Tê bì chân tay do là triệu chứng rất thường gặp trong đời sống thường ngày, nên khiến nhiều người chủ quan và không để tâm đến tuy nhiên nếu nếu triệu chứng kéo dài liên tục và ngày càng tăng, là có thể đang báo hiệu về các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
- Thường xuyên gây đau nhức, tê buốt khiến người bệnh mất ăn, mất ngủ, sức khỏe suy giảm nghiêm trọng;
- Ảnh hưởng đến chức năng vận động, đi lại, khó khăn trong sinh hoạt và làm việc;
- Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nặng nề như: đại tiểu tiện không tự chủ, teo cơ, liệt chi…
- Nếu không được phát hiện và điều trị sớm thì các khối u, ung thư sẽ chèn ép vào hệ thống dây thần kinh quan trọng ( não bộ, tủy sống ) , và gây nguy hiểm đến tính mạng.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Tình trạng này không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, nhưng nếu các triệu chứng xuất hiện một cách liên tục và thường xuyên hơn thì người bệnh cần thăm khám ngay để kiểm tra xem có mắc bệnh lý bên trong nguy hiểm như thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa, viêm khớp dạng thấp, hẹp ống sống, thiếu máu não do thoát vị chèn ép… hay không.
Vì thế, đừng chủ quan khi cơ thể mình đang cảnh báo, người bệnh nên sớm tìm hiểu về cách điều trị để tránh các biến chứng khôn lường có thể xảy ra.
Chẩn đoán và điều trị bệnh
Bệnh có thể được chẩn đoán thông qua các kiểm tra cận lâm sàng (bao gồm chẩn đoán hình ảnh X-quang, MRI…) và Điện cơ EMG ( giúp đánh giá vị trí và mức độ tổn thương dây thần kinh ), kết hợp với các triệu chứng lâm sàng người bệnh khai báo. Dựa trên cơ sở đó, các bác sĩ sẽ chẩn đoán được chính xác nguyên nhân và mức độ bệnh, từ đó đưa ra hướng điều trị phù hợp.
Điều trị các bệnh lý cơ xương khớp và đau thần kinh, có triệu chứng tê bì chân tay tại TTYK Vạn Hạnh sẽ áp dụng các phương pháp:
→ Điều trị bằng các phương pháp thông dụng nhưng vẫn mang lại hiệu quả đáng kể:
- Dùng thuốc (thuốc chống viêm, giảm đau, thuốc tiêm Steroid…)
- Tập vật lý trị liệu (sử dụng máy móc hiện đại đê tập sóng ngắn, siêu âm, kéo giãn cột sống…) giúp giảm đau và kháng viêm.
→ Liệu pháp sinh học, có khả năng bảo tồn khớp tự nhiên nhất, đặc biệt, giảm được đau nhức đến hơn 50% chỉ sau mũi tiêm đầu tiên:
- Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) – an toàn gần như tuyệt đối vì không có tác dụng phụ gây nhiễm trùng và kích ứng, không dùng thuốc và sử dụng “máu tự thân” để điều chế huyết tương.
- Tiêm tế bào gốc – đặc tính tái tạo được lượng mô bị thương tổn, khác biệt hoàn toàn so với các liệu pháp sinh học khác.
→ Điều trị giảm đau nhức đáng kể do chèn ép rễ thần kinh bằng phong bế thần kinh
- Thủ thuật tiêm phong bế thần kinh – chẩn đoán gây tê thử dây thần kinh, kết hợp với tiêm PRP vào rễ thần kinh sẽ giúp kéo dài hiệu quả điều trị hoặc tiến hành đốt dây thần kinh bằng máy sóng cao tần sẽ giúp giảm được đau nhức lâu dài – vĩnh viễn.
- Kích thích lập lại từ trường xuyên sọ (rTMS): giúp giảm tê bì / đau thần kinh, giúp ích cho các trường hợp khó điều trị bằng thuốc: dùng thuốc không có tác dụng hoặc có nhiều phản ứng phụ không dung nạp được thuốc
Biện pháp khắc phục, hỗ trợ điều trị tại nhà
Các biện pháp giúp khắc phục tại nhà sau đây, được khuyến cáo bởi bác sĩ chuyên khoa, sẽ giúp hỗ trợ người bệnh cải thiện tình trạng bệnh. Ngoài ra còn có thể áp dụng với các trường hợp xuất hiện triệu chứng tê bì chân tay nhưng không do nguyên nhân bệnh lý.
- Tăng cường vận đồng cơ thể, tập thể dục thường xuyên.
- Chế độ ăn uống cân bằng, hợp lý, bổ sung đầy đủ các vi chất.
- Hạn chế ngồi một tư thế quá lâu, không vận động…
- Hạn chế rượu bia, các chất kích thích.
- Bỏ thuốc lá.
- Giữ ấm cho tay chân khi chuyển mùa, đặc biệt là mùa đông.