Vai Trò Của Siêu Âm Trong Chẩn Đoán Và Can Thiệp Điều Trị Bệnh Lý Cơ Xương Khớp Không Phẫu Thuật

van hanh

“Hơn 95% bệnh nhân đau cơ xương khớp được điều trị bằng các phương pháp bảo tồn không phẫu thuật. Vai trò của siêu âm là rất lớn trong chẩn đoán, can thiệp tiêm thuốc chính xác và theo dõi sau đó.”BS Lê Tự Phúc, chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực SIÊU ÂM CƠ XƯƠNG KHỚP & THẦN KINH NGOẠI BIÊN tại Trung Tâm Y Khoa Vạn Hạnh chia sẻ.

BS Lê Tự Phúc

Lợi ích của siêu âm trong chẩn đoán bệnh lý cơ xương khớp

Siêu âm cơ xương khớp là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn, sử dụng sóng âm tần số cao giúp các bác sĩ nhìn thấy được hình ảnh kết cấu cơ, xương, khớp, gân, dây chằng và dây thần kinh của bệnh nhân ở độ phân giải sắc nét; từ đó đưa ra các chẩn đoán và lên phác đồ điều trị phù hợp.

Trong lĩnh vực cơ xương khớp, siêu âm mang lại một số lợi ích nổi bật như:

  • Không xâm lấn và an toàn: Siêu âm là một phương pháp không xâm lấn, không sử dụng kim tiêm hay dao phẫu thuật, nên không gây đau đớn và không cần gây tê hay gây mê. Quá trình này cũng không sử dụng tia bức xạ như tia X hay tia Gamma, nên hoàn toàn an toàn, nhất là với những đối tượng như phụ nữ mang thai, thai nhi, trẻ sơ sinh…
  • Khả năng hiển thị các mô mềm chi tiết: Siêu âm có khả năng phát hiện rõ ràng các mô mềm, chẳng hạn như cơ, gân, dây chằng, bao khớp và dịch khớp… điều mà các kỹ thuật hình ảnh khác như X-quang khó có thể thực hiện tốt.
  • Hình ảnh động theo thời gian thực: Trong khi các phương pháp hình ảnh khác chỉ cung cấp hình ảnh tĩnh, tức là chỉ chụp ở một số tư thế cố định và chụp xong mới thấy hình. Sêu âm lại cho phép bác sĩ quan sát các cấu trúc ngay tại thời điểm thăn khám và ở nhiều tư thế khác nhau. Điều này rất hữu ích để đánh giá chức năng và phát hiện bệnh lý khi bệnh nhân thực hiện các động tác cụ thể.
  • Tiết kiệm chi phí: Với chi phí vừa phải, đây là một phương pháp chẩn đoán dễ tiếp cận, ít tốn kém.
  • Phù hợp cho nhiều đối tượng: Siêu âm cơ xương khớp không gây khó chịu và phù hợp cho nhiều đối tượng bệnh nhân, đặc biệt là người sợ không gian kín (claustrophobia) hoặc người có cấy ghép kim loại trong cơ thể (như máy tạo nhịp tim), những người không thể thực hiện các phương pháp sử dụng từ trường mạnh như MRI.

 

Vai trò của siêu âm trong can thiệp điều trị không phẫu thuật

Không chỉ hỗ trợ chẩn đoán, siêu âm còn đóng vai trò quan trọng trong các thủ thuật điều trị không phẫu thuật cho bệnh lý cơ xương khớp. Một số thủ thuật nổi bật có thể kể đến:

  • Tiêm thuốc giảm đau và kháng viêm: Siêu âm giúp bác sĩ hướng dẫn kim tiêm chính xác vào vị trí cần điều trị, giúp tối ưu hóa hiệu quả và giảm thiểu biến chứng. Điều này đặc biệt hữu ích trong các trường hợp viêm khớp, viêm gân hoặc tràn dịch khớp.
  • Tiêm Huyết tương giàu tiểu cầu (PRP): Siêu âm đóng vai trò quan trọng trong việc dẫn đường kim tiêm đến đúng vị trí cần điều trị, chẳng hạn như gân, cơ, hoặc khớp bị tổn thương… Điều này không chỉ giúp tối ưu hóa hiệu quả của PRP mà còn hạn chế được các biến chứng và tăng độ an toàn cho thủ thuật. Kỹ thuật tiêm PRP dưới hướng dẫn của siêu âm đã được áp dụng rộng rãi trong điều trị viêm gân, rách gân, viêm điểm bám gân, và các tổn thương mô mềm khác.
  • Hút dịch khớp: Siêu âm giúp định vị chính xác vùng khớp có dịch dư thừa, hỗ trợ bác sĩ tiến hành thủ thuật hút dịch khớp một cách an toàn và nhanh chóng.
  • Theo dõi tiến triển điều trị bệnh: Siêu âm cũng rất hữu ích trong việc theo dõi tiến triển của bệnh lý sau điều trị. Bác sĩ có thể đánh giá sự hồi phục của tổn thương hoặc hiệu quả của phương pháp điều trị đang áp dụng.

Siêu âm được ứng dụng trong chẩn đoán và điều trị các bệnh lý cơ xương khớp nào?

Siêu âm được ứng dụng rộng rãi trong chẩn đoán một loạt các chấn thương và bệnh lý như:

  • Viêm gân và viêm bao gân
  • Hội chứng chèn ép thần kinh (bao gồm hội chứng ống cổ tay)
  • Tràn dịch khớp
  • Rách gân và đứt dây chằng
  • Viêm khớp dạng thấp
  • Viêm màng hoạt dịch
  • Viêm cơ, rách cơ
  • Thoái hóa khớp
  • Viêm điểm bám gân (enthesitis)
  • Tổn thương sụn khớp
  • Chấn thương cơ chóp xoay vai
  • Chảy máu ở cơ và khớp
  • Phát hiện khối tụ chất lỏng trong mô mềm
  • Tổn thương thần kinh ngoại biên
  • Nang bạch huyết, thoát vị nang bao hoạt dịch
  • Khối u mô mềm lành tính hoặc ác tính

Xem thêm: Chấn thương thể thao điều trị bằng Huyết tương giàu tiểu cầu (PRP)

Chuẩn bị gì khi siêu âm cơ xương khớp?

Vai Trò Của Siêu Âm Trong Chẩn Đoán Và Can Thiệp Điều Trị Bệnh Lý Cơ Xương Khớp Không Phẫu Thuật

Bệnh nhân nên mặc quần áo rộng rãi, hoặc có thể được yêu cầu thay trang phục phù hợp tại phòng khám.

Trong khi siêu âm, bác sĩ có thể sẽ yêu cầu người bệnh ngồi trên bàn khám, trên ghế xoay, hoặc nằm ngửa hoặc úp xuống. Bác sĩ cũng có thể yêu cầu bạn cử động khớp hoặc chi đang được kiểm tra để đánh giá chức năng của cơ, khớp, dây chằng hoặc gân.

 

Tin tức khác

van hanh
Liên hệ Close
Đặt lịch
Kiểm tra
sức khỏe
Close