527676143562209

Ảnh hưởng của trầm cảm đến cơ thể như thế nào?

van hanh

Trầm cảm là một rối loạn tâm thần không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của người bệnh mà còn có khả năng làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, thậm chí nặng nề thể dẫn đến tự hại, gây thương tích lên cơ thể, và suy giảm hệ miễn dịch…

Những tình trạng này của người bệnh nếu không được thăm khám sớm và điều trị kịp thời sẽ để lại hệ quả nghiêm trọng, làm giảm chất lượng cuộc sống. Ở mức độ trầm cảm nặng có thể dẫn đến hành vi và ý nghĩ tự sát, gây nguy hiểm đến tính mạng.

5 dấu hiệu bệnh trầm cảm nặng cần lưu ý

Những tác hại/ ảnh hưởng của trầm cảm đến cơ thể nếu không được điều trị

Cảm giác buồn chán và trống rỗng: trong các giai đoạn của trầm cảm, sự chán nản và phiền muộn có biểu hiện rất rõ rệt và sẽ ngày càng gia tăng theo mức độ. Do ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tinh thần, người bệnh bị trầm cảm sẽ có các triệu chứng lâm sàng như cảm giác trống vắng, vô vọng và buồn chán, thậm chí là cảm giác tội lỗi dày vò ngày qua ngày. Trầm cảm càng nặng sẽ càng gia tăng những suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực, các ảo giác

→ Mất ngủ: trầm cảm có thể khiến nhiều người khó đi vào giấc ngủ buổi tối hoặc thức dậy sớm và không thể ngủ lại được. Theo như các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trầm cảm và mất ngủ có mối liên quan mật thiết với nhau, vì trầm cảm có thể là nguyên nhân của mất ngủ và mất ngủ là một trong các yếu tố nguy cơ của trầm cảm. Do đó, trầm cảm nên được điều trị từ sớm để tránh bệnh tiến triển có thể gây mất ngủ.

→ Gặp khó khăn trong việc ghi nhớ và đưa ra quyết định: đây là các triệu chứng trầm cảm phổ biến ở bệnh nhân lớn tuổi, một số khác còn được ghi nhận có triệu chứng khó tập trung. Các hành vi nhận thức này bị thay đổi dưới tác động của bệnh trầm cảm và sẽ gia tăng mức độ triệu chứng khi bệnh diễn biến xấu di, dẫn đến suy giảm trí nhớ.

→ Tự hại, tăng nguy cơ tự sát: người bệnh trầm cảm có những suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực tích tụ và dồn nén, do không được quan tâm, chăm sóc và can thiệp y tế có thể dẫn đến hành vi tự làm đau bản thân, gây thương tích lên cơ thể, tự tách biệt với thế giới xung quanh, và đỉnh điểm, ở người bệnh trầm cảm nặng sẽ xuất hiện ý định và ý muốn tự sát.

→ Rủi ro cao dẫn đến nhồi máu cơ tim: nhiều nghiên cứu cho thấy người mắc bệnh trầm cảm lâu năm có thể làm tăng nguy cơ bị nhồi máu cơ tim.

→ Hình thành sự phụ thuộc, đeo bám: trầm cảm ở trẻ nhỏ có thể có các biểu hiện này, vì những đứa trẻ thường sẽ cảm thấy cô độc và vấn đề mắc bệnh trầm cảm khiến chúng khó giao tiếp với bạn bè, không chịu đến trường học. Nếu để kéo dài có thể sẽ dẫn đến việc trẻ tự cô lập bản thân và gặp khó khăn khi hòa nhập với xã hội.

→ Cân nặng thay đổi: khi bị trầm cảm, người bệnh có thể thay đổi thói quen ăn uống cũng như cảm giác ngon miệng. Bệnh nhân có thể “ ăn thật nhiều” hoặc “bỏ ăn”. Theo đó, tình trạng ăn uống không kiểm soát có thể dẫn đến béo phì và ngược lại, việc ăn uống thiếu chất, nhịn ăn sẽ gây suy nhược cơ thể và suy dinh dưỡng nghiêm trọng.

→ Uể oải, giảm năng lượng: mức năng lượng của người bệnh trầm cảm rất dễ bị cạn kiệt do sức khỏe thể chất thường không được săn sóc kĩ lưỡng, cơ thể thiếu chất, kèm theo đó là việc tinh thần suy sụp, tạo cảm giác sầu buồn, ủ rũ và mệt mỏi, uể oải, đến một mức độ nghiêm trọng hơn, người bệnh có thể sẽ không làm được bất cứ điều gì mà chỉ biết thu mình lại và luôn bị bận tâm bởi những suy nghĩ bi quan và tiêu cực.

→ Giảm hứng thú với công việc và các hoạt động yêu thích: trầm cảm khiến nhiều người bệnh mất đi hứng thú trong công việc và các hoạt động trước đây từng yêu thích. Sự chi phối của các cảm xúc tiêu cực lên sở thích và thói quen thường ngày “cản bước” người bệnh hoạt động một cách hiệu quả và tích cực. Nếu duy trì lâu dài, cùng với các triệu chứng mệt mỏi, người bệnh sẽ không chỉ có thái độ buông bỏ, mất hứng thú, mà còn có thể sẽ càng mất đi niềm tin, trở nên mặc cảm và tự ti hơn về bản thân.

→ Suy giảm hệ miễn dịch: trầm cảm có thể làm suy yếu dần khả năng phòng ngừa và chống chọi lại bệnh tật của cơ thể. Người bị trầm cảm ở các mức độ nặng hơn được cho là sẽ dễ bị cảm lạnh hơn khi thời tiết đột ngột thay đổi. Thậm chí nhiều nghiên cứu và đánh giá còn chỉ ra được rằng có sự liên kết giữa trầm cảm và yếu tố nguy cơ liên quan đến các bệnh lý về tim mạch, bao gồm bệnh nguy hiểm nhồi máu cơ tim như đã nêu ở trên.

ảnh hưởng của trầm cảm đến cơ thể

Ảnh hưởng của trầm cảm đến hệ thần kinh trung ương

Các vấn đề về mặt tâm lý bị ảnh hưởng bởi căn bệnh trầm cảm đều cho thấy tác động của nó lên hệ thần kinh trung ương, làm khởi phát các triệu chứng điển hình như:

  • Buồn miên man, có cảm giác vô vọng và chán nản không dứt
  • Nhạy cảm với đau nhức, hay thường xuyên đau đầu hoặc đau cơ xương khớp
  • Mất hứng thú với những thứ từng mang lại niềm vui
  • Luôn cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng và uể oải
  • Thường cố ý tránh nói về cảm giác của bản thân hoặc cố gắng che đậy vấn đề
  • Hay bận tâm với những suy nghĩ về cái chết hoặc có hành vi tự gây đau và làm tổn thương cơ thể.

Hơn thế, một số người bệnh trầm cảm còn được ghi nhận là có xu hướng chuyển sang lạm dụng rượu hoặc chất kích thích, và điều này có thể làm gia tăng các hành vi không an toàn, mất kiểm soát và nguy hiểm đến tính mạng.

Một vài nghiên cứu thống kê cho thấy rằng nguy cơ tự sát ở những người bị rối loạn tâm thần như trầm cảm là 5-8%.

Ảnh hưởng của trầm cảm đến tiêu hoá

Những vấn đề về tâm trạng và sức khỏe tinh thần ảnh hưởng khá nhiều đến sự thèm ăn của một người, bao gồm cả những người bị trầm cảm. Theo đó, nhiều người bệnh trầm cảm thay đổi đột ngột thói quen ăn uống, thông thường là có biểu hiện ăn quá nhiều, gây béo phì và tăng nguy cơ mắc bệnh Đái tháo đường.

Do đó, theo như các bác sĩ chuyên khoa tâm thần kinh đã đưa ra các khuyến cáo: “Điều quan trọng là phải duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh khi bị trầm cảm. Các chất dinh dưỡng rất cần thiết để đảm bảo các chất dẫn truyền thần kinh của cơ thể hoạt động tốt.”

Ảnh hưởng của trầm cảm đối với hệ tim mạch và miễn dịch

Các nghiên cứu trước đây đã chứng minh được rằng có mối quan hệ mật thiết giữa trầm cảm và stress (căng thẳng). Khi các hormone stress được gia tăng để đáp ứng với căng thẳng sẽ làm kích thích tim và làm cho các mạch máu thắt lại, khiến cơ thể rơi vào tình trạng tăng nhịp tim, tăng huyết áp và tăng cường hoạt động cơ. Nhưng khi tình trạng này kéo dài, cơ thể phải chịu hoạt động quá mức, sự căng cơ, sự quá tải quá mức sẽ gây tổn thương các tế bào trong cơ thể, làm giảm hiệu quả chống chọi với stress và làm nặng hơn tình trạng bệnh tật của cơ thể. Theo thời gian, điều này có thể dẫn đến bệnh tim.

Trầm cảm và căng thẳng cũng có thể có tác động tiêu cực đến thống miễn dịch, khiến người bệnh dễ bị nhiễm trùng và bệnh tật hơn. Nghiên cứu cho thấy có thể có mối quan hệ giữa chứng viêm và trầm cảm, mặc dù mối liên hệ này vẫn còn trong quá trình nghiên cứu, nhưng một số chất chống viêm đã được chứng minh là có lợi cho một số người bị trầm cảm.

 

Điều trị trầm cảm tại Trung tâm Y khoa Vạn Hạnh – NỔI BẬT TRONG ĐIỀU TRỊ TRẦM CẢM “KHÔNG DÙNG THUỐC” – ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ NHỜ PHỐI HỢP ĐA MÔ THỨC CÔNG NGHỆ MỚI VỚI CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ THÔNG DỤNG


Tận tâm – Uy tín – Hiệu quả
☎️ Hotline: 028.3535.4096 – 028.3535.4098
☎️ CSKH: 0867 01 09 08
📩 Mail: lienhe@ykhoavanhanh.vn
🏬159 Trần Quốc Thảo, Phường 9, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh

Tin tức khác

van hanh
Liên hệ Close
Đặt lịch
Kiểm tra
sức khỏe
Close