Đau vai gáy tê bì chân tay: Nguyên nhân và Cách điều trị
Đau vai gáy tê bì chân tay có thể xuất phát từ nhiều nhóm nguyên nhân khác nhau, chủ yếu thường ở những bệnh lý về cột sống cổ, và đôi khi gặp ở những bệnh lý cơ xương khớp liên quan đến tư thế làm việc hoặc thói quen sinh hoạt hàng ngày.
Khác với việc được xem là phản ứng bình thường khi cơ thể mệt mỏi do căng thẳng, làm việc quá sức và không không cần sự can thiệp y tế, tình trạng đau vai gáy tê bì chân tay do bệnh lý cơ xương khớp cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời để tránh biến chứng nghiêm trọng.
1.1 Các vấn đề về cột sống gây đau vai gáy tê bì chân tay
Do cột sống có chứa nhiều hệ thống các dây thần kinh quan trọng, nên khi có bất kỳ tổn thương nào xảy đến, những dây thần kinh này đều sẽ có nguy cơ bị chèn ép, gây đau, nhức mỏi và tê bì chân tay.
Một số bệnh lý cột sống điển hình có triệu chứng đau vai gáy tê bì chân tay:
- Thoái hóa đốt sống: theo thời gian, các đốt sống sẽ có biểu hiện lão hóa khiến đĩa đệm dần bị mất nước, bao xơ đĩa đệm dễ rách, mô sụn và dây chằng bị xơ hóa và bào mòn, khiến các đốt xương va chạm, cọ xát vào nhau và chèn ép dây thần kinh.
- Thoát vị đĩa đệm: đĩa đệm trong tình trạng “thoát vị” là khi nhân nhầy chui ra khỏi bao xơ đĩa đệm, xuyên qua các dây chằng vào ống sống, gây chèn ép các thành phần trong ống sống bao gồm tủy sống hoặc dây thần kinh gần đó, dẫn đến đau vai gáy tê bì chân tay.
- Gai cột sống: gai xương hình thành do tình trạng lắng đọng canxi bám vào thân đốt sống. Những gai xương này chèn ép rễ thần kinh ống sống, gây đau, khó chịu và khó vận động ở vùng cổ vai gáy
- Bệnh khác: chứng cong vẹo cột sống, viêm bao khớp vai, rối loạn chức năng thần kinh…
1.2 Điều trị đau vai gáy tê bì chân tay do bệnh lý
Điều trị phù hợp và hiệu quả cột sống thương tổn, chèn ép rễ thần kinh sẽ áp dụng các phương pháp sau đây:
→ Dùng thuốc kết hợp tập vật lý trị liệu: giúp giảm đau, kháng viêm, điều chỉnh lại các cấu trúc xương khớp – cột sống về đúng vị trí ban đầu, sử dụng các loại sóng ngắn, sóng siêu âm kích thích cơ chế tự chữa lành thương tổn của cơ thể để khắc phục hoàn toàn tình trạng tê bì chân tay và đau mỏi vai gáy do viêm.
→ Phong bế thần kinh phẫu thuật và không phẫu thuật: gây tê rễ thần kinh ngăn chặn sự truyền tín hiệu đau về não bộ, nhờ đó, giúp ngăn ngừa và kiểm soát đau nhức. Trường hợp gây tê không phẫu thuật sẽ có hiệu quả giảm đau tạm thời. Nhưng nếu phong bế thần kinh phẫu thuật (sau khi gây tê, tiến hành đốt dây thần kinh bằng sóng cao tần) sẽ có hiệu quả giảm đau nhức lâu dài/ vĩnh viễn (theo chỉ định của bác sĩ)
→ Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu (PRP): tiêm vào rễ thần kinh sau khi được chẩn đoán phong bế thần kinh, có hiệu quả điều trị bảo tồn đốt sống: chữa lành mô, sữa chữa thương tổn và kéo dài hiệu quả điều trị.
Các phương pháp điều trị này đã được áp dụng trên nhiều bệnh nhân tại TTYK Vạn Hạnh và đặc biệt, nhận được nhiều phản hồi rất tích cực từ phía những bệnh nhân đã giảm được đau nhức hoàn toàn sau khi hoàn thành 1 liệu trình điều trị.
2.1 Nguyên nhân khác
- Chấn thương: các chấn thương ở vai xảy ra trong sinh hoạt, tập luyện thể dục thể thao hàng ngày sẽ gây áp lực lên mô mềm, làm tăng nguy cơ bị viêm bao hoạt dịch, viêm gân, gây đau, tê bì chân tay và hạn chế khả năng cử động.
- Thay đổi thời tiết: thời tiết chuyển lạnh khiến các mao mạch và mô trong cơ thể bắt đầu co thắt, làm cản trở sự di chuyển của máu. Theo đó, việc lưu thông máu giảm sẽ có xu hướng làm trầm trọng thêm các triệu chứng bệnh lý thần kinh đồng thời gây tổn thương thêm cho các dây thần kinh ngoại vi vốn đã không hoạt động tốt. Từ đó, cơ thể thường dễ xuất hiện cảm giác đau mỏi vùng vai gáy, tê, ngứa ran khắp tay chân.
2.2 Các cách giảm đau vai gáy tê bì chân tay tại nhà
> Tránh cử động hoặc thay đổi tư thế đột ngột.
> Massage nhẹ nhàng vùng bị đau mỏi.
> Thực hành tư thế đúng khi đi, đứng, ngồi, ngủ, làm việc…
> Chườm lạnh lên vùng tổn thương trong ba ngày đầu tiên sau khi cơn đau khởi phát, thực hiện tối đa 20 phút/lần và 5 lần/ngày.
> Chườm nóng bằng cách sử dụng miếng đệm sưởi ấm hoặc miếng gạc ấm.
> Vừa giảm đau, vừa phục hồi: Cho cơ thể nghỉ người và thực hiện chế độ ăn uống khoa học, tốt cho xương khớp như thức ăn giàu vitamin B, C, D và khoáng chất canxi, kali, kẽm…