Triệu chứng rối loạn lo âu trầm cảm cần lưu ý
Rối loạn lo âu, trầm cảm là 2 trong số các bệnh lý tâm thần thường gặp nhất ở người trẻ hiện nay. Trong một số trường hợp, người bệnh còn có thể mắc phải cùng lúc 2 loại bệnh khi các triệu chứng lo âu hiện diện cùng lúc với các triệu chứng trầm cảm.
Lúc này, người bệnh sẽ cần đến thăm khám ngay với bác sĩ để được chẩn đoán và tìm ra hướng điều trị bệnh phù hợp, để có thể giảm tải áp lực bệnh lý của cả 2 rối loạn tâm thần được xem là có hậu quả ,nếu để về lâu dài, sẽ rất nghiêm trọng, trong đó ở trầm cảm nặng có thể dẫn đến hành vi tự hại và tự sát.
Triệu chứng điển hình của rối loạn lo âu
- Căng thẳng, lo lắng quá mức:
Đây là triệu chứng điển hình nhất của chứng rối loạn lo âu, được mô tả là những lo lắng và sự căng thẳng không kiểm soát được, thường có các biểu hiện đi kèm như:
-
- Hồi hộp, tim đập nhanh, mạnh, hít thở không sâu, thở gấp, run tay, run chân, ra mồ hôi nhiều, tê buốt tay, chân
- Đứng ngồi không yên, đi lại liên tục, đi tiểu nhiều lần
- Không giữ được bình tĩnh, nói nhiều, dễ nổi nóng
- Mất tập trung do não bộ không thể suy nghĩ được.
- Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, uể oải, đau mỏi toàn thân
Trong trường hợp nặng, căng thẳng và lo lắng quá mức có thể gây suy giảm trí nhớ.
- Cảm thấy sợ hãi vô lý:
Người bệnh sẽ thường xuyên có cảm giác sợ hãi nhưng không rõ nguyên nhân gây sợ là gì và ở trong bất kỳ trường hợp nào, người bệnh không có khả năng khắc phục được nỗi sợ hãi. Triệu chứng này lâu ngày có thể trở thành một vấn đề tâm lý cực kỳ nghiêm trọng như ám ảnh.
- Rối loạn giấc ngủ:
Do căng thẳng, lo lắng kéo dài, người bệnh có thể khó vào giấc, ngủ không sâu giấc do đó sẽ liên tục thấy buồn ngủ hoặc thiếu ngủ, theo thời gian có thể dẫn đến bệnh lý mất ngủ mạn tính, ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và làm trầm trọng thêm các triệu chứng rối loạn lo âu
- Rối loạn tiêu hóa:
Khi bị rối loạn lo âu người bệnh có thể có nhiều triệu chứng liên quan đường tiêu hoá như thường xuyên đau dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản, tiêu chảy xen kẽ táo bón, hội chứng ruột kích thích…
Triệu chứng nhận biết trầm cảm
Theo hệ thống phân loại bệnh DSM – 5-TR của Hội Tâm thần học Hoa Kỳ, người bệnh được chẩn đoán là trầm cảm khi:
- Có trạng thái trầm buồn hoặc mất hứng thú đối với những hoạt động trong đời sống trong ít nhất 2 tuần
- Có tối thiểu 5 trong 9 triệu chứng sau đây:
-
- Rơi vào trạng thái trầm buồn gần như cả ngày
- Giảm hứng thú đối với các hoạt động thường làm và hoạt động từng yêu thích
- Thay đổi cảm giác ngon miệng dẫn đến giảm hoặc tăng cân đáng kể
- Mất ngủ hoặc ngủ quá mức
- Bồn chồn, bứt rứt hoặc phản ứng chậm chạp so với bình thường
- Thường xuyên mệt mỏi và rất dễ bị mất năng lượng
- Có cảm giác bản thân vô giá trị và sự mặc cảm quá mức
- Giảm khả năng suy nghĩ, tập trung, hoặc gặp nhiều khó khăn khi đưa ra quyết định
- Có ý nghĩ lặp đi lặp lại về cái chết
Điều trị rối loạn lo âu trầm cảm tại TTYK Vạn Hạnh
Mô hình điều trị rối loạn lo âu và trầm cảm tại TTYK Vạn Hạnh sẽ kết hợp giữa điều trị dùng thuốc và không dùng thuốc:
- Dùng thuốc kết hợp Tâm lý trị liệu
- Dùng thuốc kết hợp Kích thích từ trường (TMS)
- Tâm lý trị liệu kết hợp Kích thích từ trường (TMS)
Trong đó, kỹ thuật Kích thích từ trường (TMS) là công nghệ y học đã được Cơ quan quản lý thuốc và dược phẩm Hoa Kỳ – FDA công nhận có hiệu quả và chấp nhận cho sử dụng trong điều trị trầm cảm từ năm 2008, theo đó đây là phương pháp rất được ưa chuộng và được ứng dụng rộng rãi ở các quốc gia phương Tây, được xem như một giải pháp thay thế các giải pháp điều trị thông dụng:
- TMS Không xâm lấn
- TMS Không dùng thuốc
- TMS Rất ít tác dụng phụ