Phương pháp chăm sóc & can thiệp cho trẻ ADHD

van hanh

Trẻ có rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD), tùy vào mức độ bệnh, sẽ có các biểu hiện về hoạt động, kém tập trung khác nhau trong nhiều môi trường. Tuy nhiên, hầu hết các trẻ ADHD đều gặp khó khăn trong các vấn đề trong sinh hoạt ở trường lớp và xây dựng mối quan hệ với mọi người.

Vì thế, để tránh trường hợp bệnh trở nên nghiêm trọng hơn – khiến trẻ ADHD dễ mất kiểm soát với các hành vi bốc đồng, tăng động và giảm chú ý, phụ huynh tốt nhất nên cân nhắc cho trẻ được điều trị can thiệp sớm với các phương pháp điều trị theo chỉ định của bác sĩ và đồng thời, áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà để có thể cải thiện hiệu quả các triệu chứng.

ADHD là gì? Nguyên nhân và cách điều trị tại TTYK Vạn Hạnh

Các phương pháp điều trị can thiệp cho trẻ tăng động giảm chú ý (ADHD)

Điều trị dùng thuốc

Đối với trẻ từ 6 tuổi, chỉ định sử dụng thuốc là lựa chọn ưu tiên hàng đầu. Hiệu quả khi dùng thuốc làm giảm triệu chứng có thể đạt đến khoảng 80%. Thuốc hướng thần điều trị ADHD giúp trẻ tập trung hơn, giảm bớt các hoạt động, xung động, đưa trẻ về trạng thái có sức khoẻ tâm thần như những trẻ bình thường khác. Do rối loạn tăng động giảm chú ý là một rối loạn mãn tính, nên ngay cả khi triệu chứng đã giảm, các bé vẫn cần duy trì uống thuốc để hạn chế tối đa sự bùng phát của rối loạn này.

Liệu pháp hành vi

Với sự giúp đỡ của các bác sĩ chuyên khoa tâm thần hoặc chuyên viên tâm lý, phụ huynh hoặc người chăm sóc của trẻ ADHD sẽ được hướng dẫn sử dụng cả lời nói và hành động, cử chỉ tác động tới trẻ nhằm cải biến những hành vi của trẻ theo hướng tích cực. Chẳng hạn, các bậc cha mẹ có thể lập thời gian biểu cho trẻ để trẻ tập dần thói quen làm việc theo kế hoạch, tuy nhiên, chỉ nên điều chỉnh từng hành vi một, vì nếu đặt quá nhiều mục tiêu cùng một lúc thì sẽ rất dễ gây sự căng thẳng cho trẻ.

Nếu trẻ thực hiện không đúng, hãy nhẹ nhàng nhắc nhở chứ đừng la mắng hay đánh trẻ. Theo đó, cha mẹ hoặc người chăm sóc hãy cùng luyện tập thói quen kiên nhẫn và theo dõi sự tiến bộ của trẻ qua từng ngày.

phương pháp can thiệp cho trẻ ADHD

Giải pháp can thiệp và chăm sóc trẻ tăng động giảm chú ý (ADHD) tại nhà

→  Thiết lập cơ chế tuân thủ

Các bác sĩ tại TTYK Vạn Hạnh khuyến nghị thiết lập một cơ chế tuân thủ với các “kế hoạch hành vi” – kết hợp giữa hệ thống điểm và phần thưởng. Xác định các hành vi mà trẻ ADHD cần phải cải thiện, kèm theo phần thưởng hoặc lời khen cho các hành vi đó, phần thưởng nhỏ nhưng tức thời trẻ sẽ giúp củng cố những hành vi tích cực. Phần thưởng có thể khác nhau và phụ thuộc vào những gì thúc đẩy mỗi đứa trẻ.

Ví dụ điển hình từ phía bác sĩ cho biết: “Khi con bạn làm bài tập về nhà đúng giờ, con có thể có một buổi đi chơi, một lời khen thưởng hoặc bạn có thể cho phép con đi xem phim với một người bạn. Tốt nhất hãy tìm hiểu rõ ràng về những kỳ vọng của con, cũng như lợi ích nếu thỏa mãn những kỳ vọng này, để có thể lựac chọn các “phần thưởng” phù hợp.”

Đây là giải pháp chăm sóc và can thiệp cho trẻ ADHD vô cùng hữu hiệu từ “Liệu pháp hành vi”. Vì nó giúp trẻ học được cách chấp nhận trách nhiệm và quyền sở hữu các hành vi của mình. Cha mẹ có thể chuẩn bị cho trẻ bước vào cuộc sống thực bằng cách dạy trẻ rằng sẽ có những hậu quả nếu không làm những gì cần làm và lợi ích của việc hoàn thành nhiệm vụ và đưa ra những lựa chọn đúng đắn.

Việc thiết lập cơ chế tuân thủ này cần có sự đồng hành mang tính kiên trì và cam kết của cha mẹ hoặc người chăm sóc, đồng thời, cần trao đổi với nhà trường, đặc biệt là các thầy cô giáo trên lớp để nhận được hỗ trợ cần thiết cho việc mang lại kết quả chắc chắn, xây dựng thói quen tuân thủ hành vi cho trẻ ở bất kỳ trường hợp nào trẻ buộc phải đối mặt trong cuộc sống.

→  Ưu tiên tập thể dục và chế độ ăn uống lành mạnh

Tập thể dục là một cách lành mạnh để trẻ bị ADHD đốt cháy năng lượng dư thừa. Đạp xe đạp và chơi với bạn bè bên ngoài giúp trẻ thư giãn trước khi đi ngủ, lưu thông máu và tăng cường các hoạt động khác của não bộ. Bất kỳ loại bài tập nào có cấu trúc, chẳng hạn như võ thuật, đều giúp con bạn phát triển khả năng tự kiểm soát lòng tự trọng.

Chế độ ăn uống của trẻ ADHD, cũng sẽ giống như tất cả mọi người, nên ăn uống lành mạnh bổ sung các loại protein nạc và sữa, ngũ cốc nguyên hạt, nhiều loại trái cây và rau quả. Thực chất, chưa có nghiên cứu nào cho thấy chế độ ăn uống ảnh hưởng đến rối loạn tăng động giảm chú ý. Tuy nhiên, việc có một cơ thể khỏe mạnh vẫn sẽ giúp phòng ngừa được các căng thẳng có thể phát sinh ở trẻ ADHD.

→  Lập thời khóa biểu theo chuẩn ngủ đúng giờ và đủ giấc

Giấc ngủ rất quan trọng để trẻ có thể tập trung trong học tập. Theo đó, trẻ bị ADHD vốn đã rất cố gắng để tập trung, vì vậy việc thiếu ngủ chỉ khiến việc tập trung trở nên khó khăn hơn. VÌ thế, việc vệ sinh giấc ngủ tốt nên được thực hiện theo một thời gian biểu để tạo dựng thói quen ngủ đúng giờ và đủ giấc cho trẻ, cụ thể:

  • 10 –13 giờ ngủ cho trẻ 3–5 tuổi
  • 9 – 12 giờ ngủ cho trẻ 6–12 tuổi
  • 8 – 10 giờ ngủ cho trẻ 13–18 tuổi

Một lời nhắc nhở của các bác sĩ của TTYK Vạn Hạnh với các bậc cha mẹ rằng thiết bị điện tử có thể là kẻ thù của thói quen ngủ lành mạnh. Để có thể giúp trẻ có được giấc ngủ cần thiết bằng cách loại bỏ ti vi và máy tính khỏi phòng ngủ và yêu cầu trẻ không tiếp xúc với điện thoại , ti vi và máy tính bảng một giờ trước khi đi ngủ.

Tóm lại, quản lý ADHD hiệu quả cần có sự nỗ lực của cả trẻ và cha mẹ hoặc người chăm sóc. Nói chuyện với bác sĩ của con bạn hoặc các chuyên gia tâm lý để được hỗ trợ và giúp lập kế hoạch tốt nhất cho trẻ và tạo điều kiện để trẻ có cơ hội được hòa nhập với cộng đồng và mọi người thân trong gia đình.


Tận tâm – Uy tín – Hiệu quả
☎️ Hotline: 028.3535.4096 – 028.3535.4098
☎️ CSKH: 0867 01 09 08
📩 Mail: ykhoavanhanh2022@gmail.com
🏬159 Trần Quốc Thảo, Phường 9, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh

Tin tức khác

van hanh
Liên hệ Close
Đặt lịch
Kiểm tra
sức khỏe
Close