Viêm gân bàn chân – Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị
Viêm gân bàn chân là bệnh phổ biến trong chấn thương thể thao, vì hoạt động cơ xương ở bàn chân là cần thiết ở hầu hết các bộ môn đòi hỏi vận động, di chuyển linh hoạt và sử dụng lực ở bàn chân. Trường hợp nặng có thể gây đứt gân và phải can thiệp phẫu thuật.
Song, các trường hợp viêm gân bàn chân không được chẩn đoán có nguy cơ đứt gân, thường được điều trị dùng thuốc và chỉ định của bác sĩ cho bệnh nhân là phải có thời gian nghỉ ngơi, kết hợp với tập vật lý trị liệu. Hoặc sử dụng các phương pháp thay thế, có hiệu quả nhanh chóng tức thời, rút ngắn được thời gian nghỉ ngơi – áp dụng liệu pháp sinh học tiêm huyết tương giàu tiểu cầu (PRP)
Viêm gân bàn chân là gì?
Viêm gân bàn chân là tình trạng vùng gân ở bàn chân bị tổn thương do bị kéo căng quá mức.
Theo đó, vị trí thương tổn bị tác động lực quá mạnh trực tiếp vào liên kết giữa mô mềm và xương, dẫn đến các sợi mô bị kéo dài ra, gây ra phản ứng tự nhiên của cơ thể là viêm và sưng tấy.
Các vị trí viêm gân bàn chân và dấu hiệu nhận biết
- Viêm gân gót chân: đây là vị trí dễ bị viêm cấp tính nhất do gân gót chân (gân Achilles – gồm các dải sợi collagen kết nối cơ bắp chân ở mặt sau của cẳng chân với xương gót chân) được xem là gân lớn nhất trong cơ thể người, cũng như là nơi chịu những áp lực lớn đến từ các hoạt động mạnh như chạy nhảy. Có 2 loại viêm gân gót chân: viêm điểm bám gân và viêm sợi gân.
- Viêm gân duỗi các ngón: các hoạt động cổ chân với cường độ cao có thể ảnh hưởng tới vị trí gân kéo dài được nối với các ngón chân và chạy ngang qua đầu bàn chân, làm hạn chế các cử động ở ngón chân khi duỗi hoặc co lại.
- Viêm gân chày sau: khi bị chấn thương đột ngột do sử dụng gân chân quá nhiều sẽ khiến phần gân chày sau (nằm dọc theo xương mắt cá chân) sưng lên và gây đau nhức, làm mất cân bằng và ổn định bàn chân, cũng như mắt cá chân.
- Viêm cân gan bàn chân: chủ yếu xuất hiện ở nam giới có các công việc lao động nặng phải sử dụng chân với cường độ lớn và lặp đi lặp lại, vì thế, rất dế bị viêm cân gan bàn chân, gây ra hiện tượng đau âm ỉ ở mặt dưới phần gót chân, chỗ lòng bàn chân gần gót chân. Đặc tính: các cơn đau thường có biểu hiện lan tỏa khắp lòng bàn chân, thường xuất hiện vào lúc sáng sau khi ngủ dậy, vì cân gan chân bị co ngắn lại cho bàn chân giữ ở tư thế gập về gan bàn chân trong suốt một đêm, ngoài ra, còn sẽ tái phát nhiều lần trong ngày.
Nguyên nhân của viêm gân bàn chân
Nguyên nhân gây bệnh: thường là do chấn thương với bất kỳ loại chấn thương từ lao động nặng hoặc chơi thể thao, va chạm hoặc té ngã tác động lực lên phần cổ chân và bàn chân. Một số những chấn thương có thể gây ra viêm gân bàn chân gồm:
- Chấn thương đột ngột
- Các trường hợp đứt gân, căng gân, rách gân
- Viêm khớp cổ chân
- Rách cơ
- Trật khớp
- Thoái hóa gân hoặc lắng đọng canxi kéo dài
Yếu tố nguy cơ:
- Tuổi tác cao
- Co cơ quá mức, vận động sai tư thế hoặc đột ngột thay đổi tư thế
- Chấn thương lặp lại nhiều lần
- Người bị hội chứng bàn chân bẹt
Điều trị viêm gân bàn chân tại TTYK Vạn Hạnh
Việc điều trị viêm gân bàn chân tại TTYK Vạn Hạnh sẽ thông qua các chẩn đoán lâm sàng và cận lâm sàng chuẩn xác (nhờ sử dụng hệ thống máy móc xét nghiệm hình ảnh tiên tiến và hiện đại) của bác sĩ cơ xương khớp đã có nhiều năm kinh nghiệm điều trị, sẽ đưa ra các chỉ định phù hợp và đáp ứng tùy vào nhu cầu điều trị bệnh nhanh chóng của bệnh nhân.
Các trường hợp chỉ định điều trị viêm gân bàn chân không can thiệp phẫu thuật:
→ Mức độ điều trị bệnh phục hồi thông dụng: uống thuốc + nghỉ ngơi + tập vật lý trị liệu
→ Mức độ điều trị bệnh phục hồi nhanh chóng tức thời “không dùng thuốc”: tiêm huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) với liệu trình tiêm tối đa 3 lần, giảm đau nhức đến 50% sau mũi tiêm đầu + tập vật lý trị liệu (nếu cần thiết) + thực hiện chăm sóc gân tại nhà giữa các khoảng thời gian chờ tiêm đợt sau
Các trường hợp chỉ định điều trị viêm gân bàn chân can thiệp phẫu thuật:
Đây là phương pháp điều trị không được ưu tiên tại TTYK Vạn Hạnh, chúng tôi ưu tiên các phương pháp điều trị “không dùng thuốc” nhằm đáp ứng nhu cầu giảm đau nhức tối thiểu cho bệnh nhân, đồng thời, chỉ có các trường hợp không đáp ứng được những phương pháp điều trị nội khoa khác và bệnh nhân không muốn tiêm PRP hoặc trường hợp đứt lìa gân thì mới được bác sĩ chỉ định phải phẫu thuật.