ADHD là gì? Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả tại TTYK Vạn Hạnh
Rối loạn Tăng động giảm chú ý – ADHD là một rối loạn tâm thần mạn tính ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của hàng triệu trẻ em trên toàn thế giới, và đặc biệt thông thường, bệnh vẫn sẽ kéo dài tiếp tục đến cho đến giai đoạn tuổi trưởng thành.
Do đó, bệnh nhân ADHD dù là trẻ nhỏ hay người lớn vẫn nên cần thiết và tốt nhất được áp dụng điều trị với các phương pháp dùng thuốc và không dùng thuốc phù hợp, vì sẽ giúp cải thiện được tình trạng bệnh đạt hiệu quả cao, dựa trên chẩn đoán chính xác về mức độ và thời điểm bệnh được đánh giá từ các chuyên gia và bác sĩ.
Tìm hiểu về rối loạn tăng động giảm chú ý – ADHD
Rối loạn Tăng động giảm chú ý – ADHD là gì?
Rối loạn Tăng động giảm chú ý – ADHD nói chính xác hơn là một dạng rối loạn phát triển thần kinh xuất hiện sớm và rõ rệt nhất khi trẻ bắt đầu đi học (3 – 12 tuổi). Sau đó, ở các giai đoạn tuổi lớn hơn cho đến khi trưởng thành, các biểu hiện về mức độ bệnh có thể thuyên giảm nhưng sẽ không hết hẳn hoàn toàn các triệu chứng.
Do đó, nhiều người trưởng thành mắc bệnh ADHD vẫn phải chật vật với việc hòa nhập với cộng đồng và xã hội, cũng như chất lượng cuộc sống bị tác động đáng kể do gặp các vấn đề quản lý, sắp xếp công viêc, lịch hẹn và phải tự tìm cách để bù trừ, làm thuyên giảm nó. Xem thêm: Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) ở người lớn và cách điều trị
Có 3 dạng bệnh tăng động giảm chú ý :
- Giảm chú ý
- Tăng động, xung động
- Kết hợp tăng động, xung động và giảm chú ý
Xem thêm: Tăng động giảm chú ý ở trẻ (ADHD) – Nhận biết & Điều trị
Nguyên nhân
Rối loạn Tăng động giảm chú ý – ADHD không có nguyên nhân cụ thể. Một số yếu tố góp phần ảnh hưởng đến triệu chứng của ADHD xóa thể kể đến là di truyền, sinh hóa, sinh lý và hành vi. Cụ thể như: cân nặng lúc sinh < 1500 g, chấn thương đầu, thiếu sắt, ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn, tiếp xúc các chất chì, rượu, thuốc lá và cocaine trước khi sinh. Bệnh cũng có liên quan đến những tổn thương về tâm lý và khoảng ít hơn 5% trẻ em bị chứng ADHD có bằng chứng tổn thương thần kinh.
Điều trị hiệu quả rối loạn tăng động giảm chú ý – ADHD tại TTYK Vạn Hạnh
Các phương pháp điều trị bệnh tăng động giảm chú ý – ADHD bao gồm:
- Liệu pháp hành vi
- Điều trị dùng thuốc
Điều trị ADHD ở trẻ tại TTYK Vạn Hạnh:
Theo các nghiên cứu bệnh chỉ ra rằng nếu chỉ có liệu pháp hành vi trong điều trị ADHD thì hiệu quả sẽ ít hơn so với điều trị dùng thuốc cho trẻ khi đến trường. Tuy nhiên, nếu tương tự chỉ đơn trị liệu dùng thuốc thì hiệu quả thực tế cũng sẽ không cao.
Vì thế, liệu pháp hành vi kết hợp với điều trị dùng thuốc chủ yếu sẽ thường được áp dụng cho trẻ có Rối loạn Tăng động giảm chú ý. Sử dụng thuốc có hiệu quả trong việc làm giảm các triệu chứng ADHD và cho phép trẻ tham gia vào các hoạt động trước đó không thể tiếp cận được do giảm chú ý và tăng động và xung động. Trong khi đó, liệu pháp hành vi sẽ giúp xây dựng cho trẻ thói quen phản xạ theo chiều hướng tự nhiên hơn và học cách giải quyết vấn đề một cách tự tin và quản lý cảm xúc của bản thân tốt hơn.
Điều trị ADHD ở người lớn tại TTYK Vạn Hạnh:
Điều trị người lớn có thể tuân theo các nguyên tắc tương tự, nhưng sẽ chú trọng việc lựa chọn thuốc và liều lượng sử dụng hơn. Việc này sẽ được xác định trên cơ sở cá nhân, tùy thuộc vào đặc điểm bệnh và nhu cầu điều trị khác nhau của mỗi người.
* Đội ngũ bác sĩ CK Tâm thần giàu kinh nghiệm trong điều trị triệu chứng bệnh tăng động giảm chú ý – ADHD tại TTYK Vạn Hạnh: THS.BS Đào Thị Thu Hương và THS.BS Nguyễn Đào Uyên Trang.