Nhận biết triệu chứng thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh
Thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh là bệnh lý phổ biến liên quan đến vấn đề sức khỏe cột sống. Tình trạng này xảy ra do đĩa đệm đi ra khỏi vị trí ban đầu, dưới ảnh hưởng của các đốt sống bị thoái hóa, chèn ép lên các dây thần kinh xung quanh.
Tùy vào vị trí đĩa đệm “thoát vị” các triệu chứng của đĩa đệm chèn ép dây thần kinh có thể được mô tả như sau:
Triệu chứng thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh ở cổ
Đốt sống cổ là khu vực chứa nhiều dây thần kinh chứa thông tin truyền đến não bộ và các mạch máu oxy, dưỡng chất lên não. Thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh ở cổ sẽ khiến các rễ thần kinh và mạch máu bị ảnh hưởng, phải chịu sức ép, gây rối loạn cảm giác và rối loạn tuần hoàn máu.
Nhận biết các triệu chứng thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh cổ:
- Đau nhức, tê mỏi vùng vai gáy
- Kèm theo đau lan dọc theo đường đi của rễ thần kinh bị chèn ép, lan rộng xuống cánh tay, cẳng tay, bàn tay, các ngón tay
- Tăng đau nhức khi cử động cổ đột ngột hoặc khi ngửa cổ, xoay cổ, cúi cổ thường xuyên
- Thường xuyên đau đầu, mệt mỏi và mất khả năng giữ thăng bằng
Triệu chứng thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh tọa
Tương tự như tình trạng chèn ép dây thần kinh ở cổ, thoát vị đĩa đểm ở đốt sóng lưng dưới có thể làm chèn ép các dây thần kinh vùng lưng dưới và hông, dẫn đến đau nhức và thậm chí khiến bệnh nhân bị rối loạn chức năng tiểu tiện
Nhận biết các triệu chứng thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh thắt lưng – đau thần kinh tọa:
- Đau âm ỉ vùng hông, thắt lưng, một bên mông rồi chạy dọc xuống theo dây thần kinh đến các phần của đùi, cẳng chân, bàn chân
- Cơn đau sẽ dữ dội hơn khi thay đổi thời tiết
- Thường xuyên bị tê cứng bàn chân, ngứa ran tại các vị trí đau nhức, cảm giác như có kim châm
- Khả năng vận động bị giảm sút, đau nhức vai, lưng, thắt lưng thường xuyên sau mỗi lần vận động
- Co cơ, chuột rút, yếu cơ, khi bệnh nặng hơn sẽ có nguy cơ bị teo cơ và bại liệt do đĩa đệm thoát vị sâu, chèn ép tủy cổ
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Các triệu chứng của thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh đều có chung đặc điểm là gây đau nhức và làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sinh hoạt thường ngày của người bệnh.
Hơn thế, khi các triệu chứng và dấu hiệu bệnh trở nặng sẽ khiến các cử động ở vị trí khớp đốt sống bị hạn chế, hoặc không thể hoạt động bình thường như trước.
Do đó, người bệnh khi nhận thấy đầy đủ các triệu chứng của thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh ở các vị trí cổ và thắt lưng kể trên, hãy đến gặp ngay và thăm khám với bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị bệnh sớm, nhờ đó phòng ngừa nguy cơ bệnh trở nặng và phải can thiệp phẫu thuật đốt sống.
Phong bế thần kinh điều trị thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh tại TTYK Vạn Hạnh
→ Phong bế thần kinh điều trị thoát vị đĩa đệm – đau cấp tính:
Phong bế thần kinh trong điều trị thoát vị đĩa đệm có khả năng gây tê rễ thần kinh làm ngăn ngăn chặn sự truyền dẫn tín hiệu đau gửi về não. Tuy nhiên, thủ thuật tiêm phong bế thần kinh không can thiệp ngoại khoa này chỉ có tác dụng tạm thời cho các trường hợp đau cấp tính và nó không phải là phương pháp đem lại hiệu quả lâu dài.
Nhưng sự đáp ứng ở mỗi bệnh nhân là khác nhau (một số các trường hợp có khả năng bệnh nhân bị đau cấp tính có biểu hiện hết đau hoàn toàn mà không cần phải tiêm lại). Cho nên, thủ thuật phong bế thần kinh không can thiệp ngoại khoa thường được tiến hành từng đợt và sau đó ngừng lại để đánh giá hiệu quả.
Mặt khác, sau khi tiêm gây tê phong bế thần kinh, bệnh nhân có thể trao đổi và nhận tư vấn với bác sĩ về việc tiêm huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) vào rễ thần kinh sẽ giúp điều trị tích hợp bảo tồn đĩa đệm, chữa lành mô, giảm đau, kháng viêm và kéo dài hiệu quả điều trị tốt hơn.
→ Phong bế thần kinh điều trị thoát vị đĩa đệm – đau mạn tính:
Các trường hợp đau mạn tính sẽ đặc biệt được các bác sĩ phong bế thần kinh can thiệp ngoại khoa, bằng cách sử dụng sóng cao tần để đốt và phá hủy rễ thần kinh được xác định cụ thể.
Thủ thuật có can thiệp ngoại khoa này ở nhiều trường hợp có khả năng mang lại kết quả điều trị giảm đau vĩnh viễn hoặc điều trị lâu dài hơn so với phong bế thần kinh không can thiệp ngoại khoa.
♦ Máy sóng cao tần sẽ được sớm nhập mới hoàn toàn tại TTYK Vạn Hạnh trong thời gian sắp tới và sẽ đặc biệt được sử dụng để thực hiện quy trình đốt dây thần kinh bởi TS. BS Lê Viết Thắng– người đã có gần hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc tại chuyên khoa đau mạn tính trực thuộc Bệnh viện Đại Học Y Dược. Ông cũng sẽ là người trực tiếp tiến hành tiêm gây tê phong bế thần kinh cho bệnh nhân đến thăm khám tại trung tâm.
* Lưu ý: Việc thực hiện tiêm phong bế thần kinh sẽ chỉ được thực hiện khi không có chỉ định phẫu thuật và toàn bộ quá trình tiêm tiếp xúc với khu vực xung quanh rễ thần kinh bị chèn ép sẽ cần phải được thông qua máy dò siêu âm để nhận được hình ảnh chính xác vị trí cần tiêm.