Điều trị mất ngủ bằng máy Kích thích từ trường xuyên sọ (TMS)
Ngoài các phương pháp điều trị mất ngủ “không dùng thuốc” thông dụng, TTYK Vạn Hạnh hiện ghi nhận được các kết quả khả quan và phản hồi tích cực của khách hàng về máy Kích thích từ trường xuyên sọ (TMS) cho thấy được những hứa hẹn trong điều trị hiệu quả mất ngủ; đặc biệt, là khi được thực nghiệm kết hợp với phương pháp dùng thuốc hoặc Tâm lý trị liệu, nhưng phải được các bác sĩ đánh giá phù hợp với tình trạng bệnh của bệnh nhân.
Các ghi nhận điều trị giảm triệu chứng mất ngủ bằng máy Kích thích từ trường xuyên sọ (TMS) tại TTYK Vạn Hạnh
Kích thích từ trường xuyên sọ (TMS) là kỹ thuật sử dụng từ trường để kích thích các tế bào thần kinh não bộ và được ứng dụng chủ yếu trong điều trị hoặc hỗ trợ điều trị các bệnh trầm cảm, đau đầu Migraine, OCD và Parkinson.
Trong đó, TMS đã được Cơ quan quản lý thuốc và dược phẩm Hoa Kỳ – FDA công nhận có hiệu quả và chấp nhận cho sử dụng trong điều trị trầm cảm từ năm 2008, đau đầu Migraine từ năm 2013 và OCD từ năm 2017.
Tại TTYK Vạn Hạnh, trong quá trình máy TMS đi vào hoạt động từ tháng 7 năm 2022 đến nay đã cho thấy các kết quả ghi nhận từ phía bác sĩ và bệnh nhân sau khi hoàn thành một liệu trình điều trị về việc: TMS có khả năng giảm tối thiểu được các triệu chứng mất ngủ của những bệnh lý được chỉ định ứng dụng điều trị TMS kể trên.
Đồng thời, tình trạng mất ngủ của bệnh nhân sau đó không có dấu hiệu “tái phát” và tâm trạng trở nên tốt hơn khi thực hiện các hoạt động trong học tập và làm việc; nhờ đó, phục hồi và tăng cường sức khỏe thể chất lẫn tinh thần.
Cơ chế điều trị mất ngủ của máy Kích thích từ trường xuyên sọ (TMS)
Kích thích từ trường xuyên sọ (TMS) có khả năng điều trị hoặc làm giảm nhẹ các triệu chứng của rối loạn trầm cảm chủ yếu/trầm cảm do bệnh Parkinson trong đó có triệu chứng mất ngủ. Ngoài ra, phương pháp này còn hỗ trợ điều trị giảm đau hiệu quả các bệnh lý đau mạn tính, giúp ích rất nhiều trong điều trị mất ngủ. Cụ thể:
→ Mất ngủ trong trầm cảm: Trầm cảm và mất ngủ có mối quan hệ mật thiết với nhau. Mất ngủ là một triệu chứng của trầm cảm và ngược lại mất ngủ lâu ngày có thể là yếu tố nguy cơ dẫn đến trầm cảm. Vì thế, điều trị hiệu quả trầm cảm bằng TMS cũng sẽ giúp điều trị được mất ngủ.
→ Mất ngủ trong đau mạn tính: Các cơn đau mạn tính dữ dội thường xuất hiện về đêm và gây khó khăn cho người bệnh khi đi vào giấc ngủ hoặc duy trì giấc ngủ sâu. Do đó, TMS khi được áp dụng trong điều trị đau mạn tính sẽ giúp người bệnh có được giờ giấc ngủ ổn định hơn, vì TMS có khả năng giảm thiểu cường độ đau cũng như hạn chế tần suất xuất hiện cơn đau xảy đến trước khi ngủ hoặc trong lúc ngủ, tránh trường hợp khó vào giấc ngủ – thức giấc giữa đêm.
Ứng dụng thực nghiệm của máy Kích thích từ trường xuyên sọ (TMS) trong điều trị mất ngủ tại TTYK Vạn Hạnh
Sau đánh giá về các ghi nhận giảm triệu chứng mất ngủ của TMS trong điều trị trầm cảm, đau mạn tính và Parkinson, TTYK Vạn Hạnh đã có những bước đầu thực nghiệm phối hợp hỗ trợ điều trị TMS cùng với phương pháp dùng thuốc hoặc Tâm lý trị liệu và nhận thấy được những ưu điểm vượt trội của TMS trong việc:
- Hạn chế các tác dụng phụ thường gặp ở các bệnh nhân nhạy cảm hoặc không dung nạp được thuốc
- Điều trị không gây biến chứng ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương
- Sau một vài phiên trị liệu đầu tiên đã có thể thấy được hiệu quả điều trị trong quá trình bệnh nhân đi vào giấc ngủ: dễ ngủ, ngủ ngon và sâu hơn
- Phục hồi đáng kể các vấn đề sức khoẻ thể chất và tinh thần liên quan đến trầm cảm, Parkinson, đau mạn tính
Đã có rất nhiều người bệnh, với đặc tính không chịu được tác dụng phụ của thuốc hoặc đã kháng trị với các phương pháp điều trị thông dụng, tham gia thực nghiệm điều trị mất ngủ bằng máy Kích thích từ trường xuyên sọ (TMS).
Do đó, bất kỳ người bệnh nào bị mất ngủ với trường hợp tương tự hoặc không tương tự khi đến thăm khám tại TTYK Vạn Hạnh có thể trao đổi với bác sĩ hoặc tâm lý gia để trải nghiệm giải pháp điều trị mới này.