Điều trị rối loạn lo âu bằng Phản hồi thần kinh
Điều trị rối loạn lo âu bằng Phản hồi thần kinh (Neurofeedback) là phương pháp hiện đại cho phép não bộ của chúng ta “tự tập luyện” nhằm mục đích phục hồi các rối loạn của não bộ trong rối loạn lo âu
Phản hồi thần kinh hiện đã và đang được sử dụng tại các quốc gia lớn trên thế giới như Mỹ, Đức, Nga… về điều trị nhiều bệnh lý tâm thần kinh. Đây cũng là liệu pháp đã được công nhận có hiệu quả trong việc điều trị thành công rối loạn lo âu.
Khái niệm về rối loạn lo âu
Rối loạn lo âu là gì?
Rối loạn lo âu là một rối loạn tâm thần đặc trưng bởi sự lo lắng lan tỏa với cường độ liên tục và người bệnh khó kiểm soát được các lo lắng này trong bất kì tình huống nào dù là đột ngột, bất ngờ hay đã phần nào được biết trước.
Đặc tính của rối loạn lo âu khác so với lo âu thông thường là sự lo lắng, hoảng loạn sẽ vẫn kéo dài ngay cả khi tình huống đã diễn ra và sau khi tình huống đã giải quyết ổn thỏa.
Người mắc rối loạn lo âu trong sẽ có một số các triệu chứng đi kèm như:
- Tim đập nhanh
- Cơ bắp căng thẳng
- Khô miệng, chóng mặt, buồn nôn
- Khó thở hoặc thở nhanh hơn bình thường
- Cảm giác lạnh, tê tay chân
- Đổ mồ hôi, cảm giác châm chích, ngứa ran
- Không thể đứng hoặc ngồi yên một chỗ…
Cách hoạt động của Phản hồi thần kinh (Neurofeedback) trong điều trị rối loạn lo âu
Phản hồi thần kinh (hay còn được gọi là Neurofeedback) trong điều trị các bệnh tâm thần kinh nói chung là phương pháp cho phép bác sĩ giúp bệnh nhân can thiệp vào việc theo dõi và điều chỉnh sóng não thông qua hệ thống máy EEG – máy đo điện não đồ.
Người bệnh sẽ được ngồi trên ghế thoải mái trong một không gian yên tĩnh. Tiếp đến, các cảm biến sẽ được gắn vào đầu và kết nối với máy EEG. Các mẫu sóng não từ đó được tiếp nhận và được chương trình phân tích. EEG sẽ thể hiện các sóng điện não và được chia thành 4 loại khác nhau gồm:
Sóng Delta – sóng chậm nhất và xuất hiện khi chúng ta đang ngủ
Sóng Theta – sóng tương đối chậm và chiếm ưu thế khi chúng ta thư giãn sâu, tinh thần không hoạt động
Sóng Alpha – sóng với tần số trung bình xuất hiện khi chúng ta hoàn toàn tỉnh táo nhưng không tham gia vào suy nghĩ hoặc tương tác với môi trường (trạng thái thư giãn)
Sóng Beta – là sóng nhanh nhất và xuất hiện khi chúng ta đang đang việc suy nghĩ và giải quyết vấn đề.
Sau đó, khi đã đo lường xong mức nền của các sóng ở các khu vực não khác nhau, các bác sĩ sẽ so sánh kết quả của bệnh nhân với kết quả của những bộ não đang hoạt động ở mức tối ưu và thực hiện gửi lại thông tin phù hợp trở lại. Việc này giúp khuyến khích tạo ra sóng não nhanh hơn hoặc chậm hơn để đạt được tần số nằm trong phạm vi chức năng được ưu tiên.
Nếu người bệnh đang mắc rối loạn lo âu, thông tin phản hồi để hiệu chỉnh sóng não sẽ là làm chậm sóng Beta và tăng tần số cho sóng Alpha, nhằm giải tỏa lo âu, căng thẳng, hạn chế việc suy nghĩ quá nhiều và điều tiết giảm thiểu sự hồi hộp hoặc sợ hãi quá mức.
Vì thế, việc luyện tập thêm để não bộ có thể phát ra nhiều sóng Alpha khi lo lắng sẽ cải thiện được cảm xúc tiêu cực trong cơ thể, giúp người bệnh trở nên bình tĩnh hơn và có thể hoàn thành công việc tốt hơn.
Đặc biệt, riêng với những người gặp phải rối loạn lo âu cả trong giấc ngủ sẽ phải học cách làm giảm sóng beta của họ và để sóng theta chiếm ưu thế. Nhờ đó, việc trị liệu với Phản hồi thần kinh còn có thể được đồng bộ hóa với điều trị triệu chứng mất ngủ.
Hiệu quả đạt được sau điều trị với Phản hồi thần kinh (Neurofeedback)
Sau liệu trình với Neurofeedback, sự thay đổi và phục hồi rất dễ nhận biết và người bệnh có thể quay trở lại với các sinh hoạt lành mạnh hằng ngày.
Người mắc rối loạn lo âu sẽ nhận thấy được:
- Các biểu hiện như lo lắng và hoảng sợ tột độ được giảm thiểu
- Giấc ngủ được cải thiện tốt hơn
- Cảm nhận được sự thư thái và điềm tĩnh hơn khi giải quyết các vấn đề khó khăn
Vì sao nên chọn Phản hồi thần kinh (Neurofeedback) trong điều trị rối loạn lo âu?
Điều trị rối loạn lo âu bằng Phản hồi thần kinh (Neurofeedback) hiện vẫn còn khá “mới mẻ” đối với nhiều người bệnh khi đến thăm khám tại chuyên khoa tâm thần kinh.
Thế nhưng, trên thực tế ở Mỹ, phương pháp này đã được áp dụng rộng rãi và được xem là một trong những liệu pháp điều trị cho các rối loạn liên quan đến căng thẳng, đau nhức hoặc các rối loạn tâm thần khác như mất ngủ, trầm cảm…
Một trong các lý do khiến Phản hồi thần kinh rất được ưa chuộng ở các quốc gia lớn, kể cả Mỹ, là vì nó không xâm lấn mà chỉ tác động vào sóng não. Do đó, việc điều trị rối loạn lo âu bằng Phản hồi thần kinh có thể sẽ là phương pháp điều trị được ưu tiên lựa chọn trong tương lai.
Chính vì thế, tại Y khoa Vạn Hạnh, chúng tôi vô cùng tự hào khi có thể sớm mang phương pháp này đến với cộng đồng người bệnh đang có các bệnh lý tâm thần kinh ở trung tâm.
Với sự chuyên nghiệp trong xử lý và kinh nghiệm làm việc với EEG, các bác sĩ và “huấn luyện viên” ở đây sẽ đảm bảo quá trình trị liệu diễn ra trôi chảy và chứng thực những tác động tích cực của Phản hồi thần kinh lên người bệnh trong điều trị rối loạn lo âu hoặc các bệnh tâm thần khác.
Đồng thời, khuyến khích bệnh nhân sử dụng và làm quen với Phản hồi thần kinh như một liệu pháp tuy mới lạ, nhưng vô cùng an toàn và mang lại hiệu quả đáng kể trong điều trị.
Xem thêm:
5 cách chữa rối loạn lo âu không dùng thuốc
Các liệu pháp điều trị mất ngủ, rối loạn lo âu và trầm cảm chủ yếu
“Yoga cho não” – Công dụng của liệu pháp phản hồi thần kinh