Lo âu ở trẻ em và thanh thiếu niên: Nhận biết và điều trị

van hanh

Lo âu là gì?

Lo âu là một vấn đề sức khỏe tinh thần thường gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên. Rối loạn này được đặc trưng bởi nỗi sợ hãilo lắng quá mức về các tình huống, hoạt động hoặc một đối tượng nào đó. Ví dụ như quá sợ hãi khi đi học, sợ động vật, sợ đứng trước đám đông…

Nhìn chung, sợ hãi là một phản ứng cảm xúc cơ bản của con người trước mối đe dọa thực tế đang hoặc sắp xảy ra. Ví dụ sợ hãi khi nhìn thấy một con rắn nguy hiểm xuất hiện. Còn lo âu là dự đoán về mối đe dọa có thể xuất hiện ở tương lai, dù trong thực tế cá nhân không đang gặp nguy hiểm. Ví dụ như lo lắng rằng sẽ bị rắn cắn dù thực tế đang không xuất hiện con rắn nào cả. 

Lo âu ở trẻ em và thanh thiếu niên: Nhận biết và điều trị

Cơ chế duy trì lo âu

Sự sợ hãi và lo âu trước các tình huống khiến trẻ có phản ứng né tránh các yếu tố gây ra lo sợ. Đó có thể là sự né tránh về mặt vật lý như bỏ chạy, tránh xa khỏi tình huống hoặc sự né tránh về tinh thần như cố gắng không nghĩ đến, tìm kiếm những điều khác có thể xoa dịu lo âu.

Lúc này các triệu chứng lo âu có thể biến mất nhanh chóng. Tuy nhiên chúng có thể quay trở lại bất kỳ lúc nào, phản ứng né tránh của trẻ ngày một rõ ràng hơn và nhiều hơn, nhưng nỗi lo lắng trước các tình huống vẫn không biến mất mà có thể ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.

Sơ đồ bên dưới thể hiện cơ chế duy trì vòng lặp của lo âu:

cơ chế duy trì vòng lặp của lo âu

Các dấu hiệu lo âu phổ biến ở trẻ em và thanh thiếu niên

Lo âu chia ly

Lo lắng về sự xa cách với người chăm sóc trẻ thường xuyên như ba, mẹ, ông, bà… là một phản ứng bình thường ở hầu hết trẻ em và sẽ được xoa dịu.

Tuy nhiên, khi lo lắng quá mức và không phù hợp với mức độ phát triển của trẻ, bao gồm các dấu hiệu dưới đây, thì trẻ đang có nguy cơ xuất hiện lo âu chia ly: 

  • Trẻ sợ hãi hoặc lo lắng quá mức về việc bị tách khỏi người mà trẻ gắn bó, điều này thường xảy ra trong những lúc tạm biệt, một số trẻ có thể dự đoán trước tình huống chia ly sẽ xảy ra và khóc lớn, đòi, la hét.. khi người chăm sóc rời đi
  • Trẻ luôn lo sợ việc bị mất người thân hoặc lo sẽ có điều không may xảy ra với người thân của mình chẳng hạn như bệnh tật, tai nạn…
  • Trẻ cũng lo lắng về việc sẽ có tình huống nào đó xảy ra với mình làm cho trẻ phải xa cách người thân như bị lạc, bị bắt cóc, bị ốm
  • Trẻ thường miễn cưỡng hoặc không chịu đi ra ngoài, đi học hoặc đi đâu đó xa nhà vì sợ bị chia cách, trẻ có thể “bám dính” hoặc phải luôn nhìn thấy ba mẹ trong tầm mắt
  • Thường miễn cưỡng hoặc không chịu ngủ ở những nơi không phải nhà mình hoặc khi ở nhà nhưng không có người chăm sóc bên cạnh
  • Thường xuyên gặp ác mộng về chia ly
  • Thường kêu đau đầu, đau dạ dày, buồn nôn khi phải xa cách người thân như ba, mẹ, ông, bà hoặc người chăm sóc chính

Rối loạn hoảng sợ

Rối loạn hoảng sợ đặc trưng bởi sự tái diễn của các cơn hoảng sợ. Các cơn hoảng sợ này có thể được dự đoán trước (là phản ứng của trẻ với các đối tượng hoặc tình huống thường làm trẻ sợ hãi), hoặc cũng có thể xuất hiện một cách bất ngờ (không rõ nguyên nhân do đâu). Trong cơn hoảng sợ trẻ trải qua cảm giác sợ hãi tột độ có thể xuất hiện kèm với các phản ứng cơ thể như:

  • Tim đập nhanh, đánh trống ngực
  • Đổ mồ hôi
  • Run rẩy
  • Cảm giác khó thở, nghẹt thở
  • Đau tức ngực
  • Buồn nôn hoặc đau bụng
  • Chóng mặt, choáng váng, ngất xỉu
  • Cảm thấy ớn lạnh hoặc nóng bức
  • Cảm thấy tê hoặc ngứa ran các vùng trên co thể
  • Cảm giác không thực tế về bản thân, như trong giấc mơ
  • Trẻ sợ hãi hoặc lo lắng quá mức về việc bị tách khỏi người mà trẻ gắn bó, điều này thường xảy ra trong những lúc tạm biệt, một số trẻ có thể dự đoán trước tình huống chia ly sẽ xảy ra và khóc lớn, đòi, la hét… khi người chăm sóc rời đi
  • Trẻ luôn lo sợ việc bị mất người thân hoặc lo sẽ có điều không may xảy ra với người thân của mình chẳng hạn như bệnh tật, tai nạn…
  • Trẻ cũng lo lắng về việc sẽ có tình huống nào đó xảy ra với mình làm cho trẻ phải xa cách người thân như bị lạc, bị bắt cóc, bị ốm
  • Trẻ thường miễn cưỡng hoặc không chịu đi ra ngoài, đi học hoặc đi đâu đó xa nhà vì sợ bị chia cách, trẻ có thể “bám dính” hoặc phải luôn nhìn thấy ba mẹ trong tầm mắt
  • Thường miễn cưỡng hoặc không chịu ngủ ở những nơi không phải nhà mình hoặc khi ở nhà nhưng không có người chăm sóc bên cạnh
  • Thường xuyên gặp ác mộng về chia ly
  • Thường kêu đau đầu, đau dạ dày, buồn nôn khi phải xa cách người thân như ba, mẹ, ông, bà hoặc người chăm sóc chính

Rối loạn lo âu lan tỏa

Xuất hiện khi trẻ có những lo lắng quá mức và dai dẳng về nhiều thứ khác nhau, như kết quả học tập kém hay sợ có điều gì đó không may sẽ xảy ra… Dù có những nỗ lực cố gắng nhưng trẻ vẫn cảm thấy khó kiểm soát. Điều này gây ảnh hưởng đến các hoạt động cũng như sinh hoạt của trẻ. Các dấu hiệu lo âu lan tỏa bao gồm:

  • Thường bồn chồn hoặc cảm thấy căng thẳng, khó chịu
  • Dễ mệt mỏi
  • Khó tập trung, thường cảm thấy đầu óc trống rỗng
  • Căng cơ bắp
  • Rối loạn giấc ngủ (khó ngủ hoặc khó duy trì giấc ngủ, ngủ không yên, không ngon giấc)

Rối loạn lo âu xã hội

  • Trẻ xuất hiện nỗi sợ hãi hoặc lo lắng rõ rệt về một hoặc nhiều tình huống xã hội như trò chuyện hoặc gặp gỡ mọi người, sợ bị người khác nhìn khi đang ăn uống, hoạt động hoặc phải phát biểu trước đám đông. Đặc biệt, những lo lắng này không chỉ xảy ra khi trẻ tương tác với người lớn mà còn xuất hiện khi trẻ tương tác với bạn bè đồng trang lứa.
  • Trẻ lo sợ rằng mình sẽ hành động theo cách kỳ lạ hoặc bị người khác đánh giá tiêu cực, tức là sẽ bị chọc ghẹo, chê bai hoặc làm cho xấu hổ. 
  • Các tình huống xã hội hầu như luôn gây cho trẻ sự sợ hãi hoặc lo lắng. Trẻ có biểu hiện cố gắng né tránh các tình huống này hoặc thể hiện bằng cách khóc, giận dữ, bám víu người thân, co rúm lại hoặc không nói được trong các tình huống xã hội.

Tâm lý trị liệu đối với rối loạn lo âu

Liệu pháp Nhận thức hành vi (CBT) được ghi nhận là phương pháp can thiệp tâm lý hiệu quả cho trẻ mắc rối loạn lo âu. CBT dựa trên hình thức trị liệu trò chuyện có cấu trúc ngắn hạn, chuyên viên tâm lý và trẻ cùng tìm ra những kiểu suy nghĩ tiêu cực hoặc chưa phù hợp nào đang ảnh hưởng đến lo âu của trẻ, từ đó điều chỉnh hoặc thay đổi những suy nghĩ này một cách phù hợp và mang tính thích nghi hơn để trẻ có thể đối diện với những tình huống khó khăn một cách hiệu quả hơn. 

Tìm hiểu thêm: Liệu pháp nhận thức hành vi

Đối với trẻ nhỏ, liệu pháp trò chơi được sử dụng cho phép trẻ khám phá, thể hiện, trải nghiệm các cảm xúc, nhận thức và suy nghĩ của mình, giúp trẻ có được không gian an toàn để có thể xoa dịu và tự điều chỉnh những lo lắng của mình.

Thạc sĩ Tâm lý. Đặng Thị Hữu Duyên

———————
TRUNG TÂM Y KHOA VẠN HẠNH
Tận tâm – Uy tín – Hiệu quả
Hotline: 028.3535.4096 – 028.3535.4098
CSKH: 0867 01 09 08
Mail: lienhe@ykhoavanhanh.vn
159 Trần Quốc Thảo, Phường 9, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh

Tin tức khác

van hanh
Liên hệ Close
Đặt lịch
Kiểm tra
sức khỏe
Close