7 dấu hiệu bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì cần nhận biết sớm
Trầm cảm ở tuổi dậy thì hiện nay có mức độ phổ biến lan rộng hơn bao giờ hết. Trong nhóm phân loại trầm cảm ở người trẻ còn cho thấy trầm cảm ở tuổi dậy thì ngày càng gia tăng và đang ở mức báo động. Do đó, các dấu hiệu bệnh nên cần được phát hiện sớm.
Các giải pháp tầm soát và chẩn đoán bệnh tại TTYK Vạn Hạnh sẽ đảm bảo cho ra kết quả nhận biết bệnh chính xác. Đồng thời, sự “gia nhập” của kỹ thuật kích thích từ trường (TMS) mới sẽ hỗ trợ quá trình điều trị vô cùng hiệu quả, giảm các tác dụng phụ của phương pháp dùng thuốc và đặc biệt, “không xâm lấn”.
Hiệu quả của Kích thích từ trường trong điều trị bệnh trầm cảm
Nhận biết sớm bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì
Hiện nay, cứ 10 trẻ vị thành niên (10 – 17 tuổi) đến trường sẽ có ít nhất 1 trẻ bị trầm cảm và phải dùng ít nhất 1 loại thuốc chống trầm cảm.
〉 Trầm cảm ở tuổi dậy thì có các giai đoạn tiến triển bệnh bất ổn hơn so với các độ tuổi khác do tuổi dậy thì ở cả nam giới lẫn nữ giới đều kéo dài trong thời gian vào khoảng 5 năm và có nhiều biến động về tâm sinh lý, từ hành vi, suy nghĩ, tính cách và ngoại hình đều có sự thay đổi nhất định.
〉 Các yếu tố này đều có thể trở thành 1 hoặc nhiều nguyên nhân khiến trẻ tuổi dậy thì dễ mắc bệnh trầm cảm, chẳng hạn như: trầm cảm vì mụn, trầm cảm vì nóng giận, bốc đồng với bạn bè trong lớp, trầm cảm vì tính tình thay đổi…
〉 Ngoài ra, các yếu tố tác động của môi trường và xã hội xung quanh như gia đình, bạn bè cũng ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng mắc bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì vì ở độ tuổi này rất dễ bị ảnh hưởng bởi các loại cảm xúc tiêu cực và tích cực.
〉 Nếu việc trải qua quá nhiều sự kiện đau buồn, gây suy sụp tinh thần ở độ tuổi này sẽ rất dễ dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng. Một trong số đó và có thể là tệ nhất là trầm cảm tự tử.
Do đó, việc tầm soát và chẩn đoán sớm bệnh là cần thiết vì sẽ ngăn ngừa bệnh diễn biến kéo dài và có nguy cơ chuyển sang trầm cảm nặng. Trong nhiều trường hợp, nhận biết sớm các dấu hiệu trầm cảm ở tuổi dậy thì còn giúp phòng ngừa khả năng trầm cảm kéo dài đến giai đoạn trưởng thành và giúp người bệnh tránh gặp phải vố số các vấn đề trong cuộc sống, cũng như gặp phải các vấn đề về tài chính trong chữa trị.
7 dấu hiệu trầm cảm khởi phát ở tuổi dậy thì
Các dấu hiệu trầm cảm ở tuổi dậy thì sẽ xảy ra trong một thời gian dài, có thể bắt đầu từ vài tháng kéo dài đến vài năm và có các mức độ nặng nhẹ thay đổi theo thời gian, trong đó, bao gồm 7 dấu hiệu phổ biến sau:
- Thường xuyên tức giận, thiếu kiên nhẫn và buồn chán không có lý do
- Thường xuyên mệt mỏi và mất ngủ
- Giảm cân và tăng cân không chủ ý
- Cảm thấy mất hứng thú về sở thích/ học tập
- Đau buồn nhiều, khó chịu, cảm thấy không được người khác/người xung quanh thấu hiểu
- Không hoàn thành các hoạt động ở trường / học, thành tích học tập suy giảm, cảm giác bản thân không tốt/ không có giá trị/ không tài giỏi
- Tệ nhất, có hành vi tự làm đau bản thân hoặc suy nghĩ và mong muốn tự sát, cảm thấy cuộc sống không đáng sống.
Những dấu hiệu kể trên đều có thể dẫn đến triệu chứng xấu nhất là tự sát. Vì thế, khi nhận thấy bản thân/con em của mình có các dấu hiệu của trầm cảm, hãy tìm đến các chuyên gia như BS chuyên khoa Tâm thần kinh hoặc Tâm lý gia để được hỗ trợ, chẩn đoán và có phương hướng điều trị phù hợp.
Điều trị trầm cảm ở tuổi dậy thì tại TTYK Vạn Hạnh
Điều trị trầm cảm ở tuổi dậy thì tại TTYK Vạn Hạnh sẽ áp dụng các phương pháp kết hợp sau đây:
- Dùng thuốc kết hợp Tâm lý trị liệu
- Dùng thuốc kết hợp Kích thích từ trường (TMS)
- Tâm lý trị liệu kết hợp Kích thích từ trường (TMS)
Riêng liệu pháp kích thích từ trường (TMS) có thể được áp dụng điều trị riêng lẻ, không phụ thuộc vào thuốc hoặc điều trị phối hợp với các phương pháp khác. Phác đồ điều trị TMS, tùy thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi bệnh nhân, sẽ được bác sĩ đưa ra các chỉ định phù hợp.
Xem thêm: Trầm cảm nặng có thể chữa khỏi bằng TMS không?