Các rối loạn tâm thần thường gặp ở trẻ em và trẻ vị thành niên

van hanh

Những rối loạn tâm thần thường gặp ở trẻ em và trẻ vị thành niên:

  1. Rối loạn stress sau sang chấn
  2. Trầm cảm
  3. Rối loạn lưỡng cực khởi phát sớm
  4. Rối loạn lo âu
  5. Rối loạn ám ảnh cưỡng chế
  6. Tâm thần phân liệt khởi phát sớm

1. RỐI LOẠN STRESS SAU SANG CHẤN Ở TRẺ EM VÀ TRẺ VỊ THÀNH NIÊN

Nhiều người sẽ phải trải qua những sự kiện sang chấn trong cuộc sống, bao gồm cả trẻ em và trẻ vị thành niên. Một số nghiên cứu chỉ ra có tới 40% trẻ em và trẻ vị thành niên sẽ trải qua ít nhất một sự kiện sang chấn trong đời.

Các sự kiện gây sang chấn thường gặp bao gồm bạo lực thể chất, tai nạn, thiên tai, chiến tranh hoặc lạm dụng tình dục. Trẻ có thể tự mình trải qua những sự kiện này hoặc có thể đã chứng kiến chúng xảy ra với người khác.

Các triệu chứng PTSD phổ biến ở trẻ em và trẻ vị thành niên:

  • Tránh né những tình huống gợi nhớ lại sự kiện sang chấn
  • Trải nghiệm ác mộng hoặc “hồi tưởng” về sang chấn
  • Hành vi xung động hoặc mang tính gây hấn
  • Cảm thấy hồi hộp hoặc lo lắng thường xuyên
  • Trải nghiệm cảm giác đóng băng về mặt cảm xúc
  • Gặp khó khăn trong việc tập trung ở trường

2. TRẦM CẢM Ở TRẺ EM VÀ TRẺ VỊ THÀNH NIÊN

Trầm cảm có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em và trẻ vị thành niên. Mặc dù ở trẻ em, những thay đổi về khí sắc và cảm xúc diễn ra tự nhiên khi chúng lớn lên và phát triển, nhưng trầm cảm thì không giống như vậy. Trầm cảm có thể ảnh hưởng đến cách trẻ em tương tác với bạn bè và gia đình. Nó có thể ngăn cản sự hứng thú của trẻ đối với trường học, các hoạt động thể thao, sở thích hoặc các hoạt động thời thơ ấu bình thường khác.

Ở người trưởng thành, đặc điểm xác định trầm cảm là khí sắc trầm buồn hầu như mỗi ngày trong khoảng thời gian hai tuần. Nhưng đối với đặc điểm trầm cảm ở trẻ em, thường gặp khí sắc cáu gắt hơn.

Các triệu chứng khác bao gồm:

  • Cáu gắt, buồn bã, thu rút hoặc chán nản hầu hết thời gian
  • Không có niềm vui trong các hoạt động thông thường
  • Ngủ quá nhiều hoặc quá ít
  • Tăng cân hoặc giảm cân
  • Cảm thấy tuyệt vọng hoặc bất lực
  • Khó tập trung hoặc đưa ra quyết định
  • Mệt mỏi
  • Suy nghĩ về cái chết hoặc tự tử

Các rối loạn tâm thần thường gặp ở trẻ em và trẻ vị thành niên

3. RỐI LOẠN LƯỠNG CỰC KHỞI PHÁT SỚM Ở TRẺ EM VÀ TRẺ VỊ THÀNH NIÊN

Rối loạn lưỡng cực là một rối loạn tâm thần khiến người bệnh trải qua những thay đổi rõ rệt, đôi khi quá mức, về cảm xúc và hành vi. Rối loạn lưỡng cực không giống như tình trạng mất kiểm soát điển hình mà mọi đứa trẻ đều trải qua. Khí sắc thay đổi trong rối loạn lưỡng cực có xu hướng cực đoan hơn, thường không có lý do và kèm theo những thay đổi về giấc ngủ, mức năng lượng và khả năng tư duy.

Trẻ mắc rối loạn lưỡng cực đôi khi cảm thấy rất vui vẻ, hoạt bát và năng động hơn bình thường rất nhiều, đây được gọi là giai đoạn hưng cảm (hoặc hung cảm nhẹ). Trẻ mắc rối loạn lưỡng cực đôi khi cũng cảm thấy rất buồn hoặc “suy sụp” và ít hoạt động hơn bình thường, đây được gọi là giai đoạn trầm cảm. Trẻ có thể biểu hiện một giai đoạn hỗn hợp có cả triệu chứng hưng cảm (hưng cảm nhẹ) và trầm cảm.

Những giai đoạn khí sắc này gây ra các triệu chứng thường kéo dài trong vài ngày hoặc vài tuần. Trong từng giai đoạn, các triệu chứng xảy ra hàng ngày và kéo dài gần như cả ngày, đồng thời những thay đổi này rất khác với hành vi thông thường của trẻ và hành vi của trẻ khoẻ mạnh. Rối loạn lưỡng cực thường xảy ra từng đợt nhưng kéo dài suốt đời.

4. RỐI LOẠN LO ÂU Ở TRẺ EM VÀ TRẺ VỊ THÀNH NIÊN                                                           

Các rối loạn lo âu là một trong những rối loạn phổ biến nhất ở trẻ em và trẻ vị thành niên, chiếm tỷ lệ từ 10-20%. Việc trải nghiệm cảm giác sợ hãi và lo âu gần như là yếu tố quan trọng trong quá trình phát triển ở trẻ. Tuy nhiên trong một vài trường hợp, cảm giác sợ hãi hoặc lo lắng quá mức, vượt quá khả năng kiểm soát của trẻ có thể được chẩn đoán là rối loạn lo âu. Ví dụ về các dạng rối loạn lo âu ở trẻ em và trẻ vị thành niên bao gồm:

  • Rất sợ khi bị tách khỏi cha mẹ (rối loạn lo âu chia ly)
  • Sợ hãi tột độ về một sự vật hoặc tình huống cụ thể, ví dụ như chó, côn trùng hoặc đi khám bác sĩ (sợ chuyên biệt)
  • Rất sợ trường học và những nơi đông người hoặc những hoạt động trước mặt nhiều người, ví dụ như thuyết trình, phát biểu trước lớp (rối loạn lo âu xã hội)
  • Rất lo lắng về tương lai và về những điều tồi tệ sẽ xảy ra (rối loạn lo âu lan tỏa)
  • Có những cơn sợ hãi đột ngột, bất ngờ, dữ dội lặp đi lặp lại đi kèm với các triệu chứng như tim đập nhanh, khó thở hoặc cảm thấy chóang váng, run hoặc đổ mồ hôi (rối loạn hoảng loạn)

Triệu chứng rối loạn lo âu có thể biểu hiện dưới dạng sợ hãi hoặc âu, tuy nhiên cũng có thể khiến trẻ cáu gắt và tức giận. Các triệu chứng khác của lo âu bao gồm khó ngủ, cũng như các triệu chứng thể chất như mệt mỏi, đau đầu hoặc đau bụng. Một số trẻ hay lo âu nhưng lại thường giữ kín những lo âu của mình và do đó, các triệu chứng có thể bị bỏ qua.

5. RỐI LOẠN ÁM ẢNH CƯỠNG CHẾ Ở TRẺ EM VÀ TRẺ VỊ THÀNH NIÊN

Trẻ em mắc OCD trải qua những suy nghĩ, lo lắng không mong muốn được gọi là triệu chứng ám ảnh. Những ám ảnh này gây khó chịu và rất khó kiểm soát. Trẻ mắc OCD còn có thể xuất hiện triệu chứng cưỡng chế, là các hành động lặp đi lặp lại để xoa dịu nỗi lo lắng do ám ảnh gây ra. Trẻ mắc OCD thường trải qua cả ám ảnh và cưỡng chế.

  • Những dạng ám ảnh phổ biến gặp ở trẻ em bao gồm:
  • Sợ dơ (sợ nhiễm vi trùng, chất thải, chất nôn, hóa chất, v.v.)
  • Cần mọi thứ phải đồng đều hoặc đối xứng
  • Lo lắng tột độ về sự an toàn, chẳng hạn như nghĩ rằng nhà sẽ bị cháy hoặc cha mẹ sẽ bị thương
  • Nỗi sợ bản thân mình có thể làm gì đó bạo lực hoặc khủng khiếp
  • Những dạng hành vi cưỡng chế phổ biến gặp ở trẻ em bao gồm:
  • Rửa tay nhiều lần
  • Khóa đi khóa lại cửa một số lần nhất định
  • Xếp đồ vật thẳng hàng hoặc chạm vào các bộ phận trên cơ thể đối xứng (ví dụ như gãi cả hai tai một lúc)
  • Đếm đi đếm lại một số lần nhất định hoặc lặp đi lặp lại điều gì đó trong đầu
  • Liên tục yêu cầu cha mẹ trấn an rằng điều gì đó tồi tệ sẽ không xảy ra
  • Hành vi cưỡng chế có thể là suy nghĩ thay vì hành vi nên đôi khi khó phát hiện ra. Ví dụ, hành vi cưỡng chế của trẻ có thể là đếm đến số 20 trong đầu.

Để được chẩn đoán mắc OCD, trẻ phải có triệu chứng ám ảnh, cưỡng chế hoặc cả hai và đồng thời các triệu chứng này làm cản trở cuộc sống bình thường của chúng.

6. TÂM THẦN PHÂN LIỆT KHỞI PHÁT SỚM Ở TRẺ EM VÀ TRẺ VỊ THÀNH NIÊN

Tâm thần phân liệt ở trẻ em về cơ bản giống như tâm thần phân liệt ở người lớn, tuy nhiên bệnh khởi phát sớm hơn – thường là ở tuổi thiếu niên – và có tác động sâu sắc đến hành vi và sự phát triển của trẻ. Tâm thần phân liệt được coi là khởi phát sớm khi bắt đầu trước 18 tuổi. Khởi phát tâm thần phân liệt ở trẻ em dưới 13 tuổi là cực kỳ hiếm.

Tâm thần phân liệt bao gồm một loạt các vấn đề về suy nghĩ, hành vi hoặc cảm xúc. Các triệu chứng có thể khác nhau, nhưng thường liên quan đến hoang tưởng, ảo giác hoặc ngôn ngữ vô tổ chức và phản ánh khả năng hoạt động bị suy giảm.

Các triệu chứng ban đầu có thể bao gồm các vấn đề về tư duy, hành vi và cảm xúc.

Các vấn đề về tư duy:

  • Vấn đề với suy nghĩ và lý luận
  • Ý tưởng hoặc lời nói kỳ lạ
  • Nhầm lẫn giữa mơ và thật

Các vấn đề về hành vi:

  • Thu rút khỏi bạn bè và gia đình
  • Khó ngủ
  • Thiếu động lực — ví dụ, biểu hiện là kết quả học tập giảm sút ở trường
  • Không đáp ứng được các hành vi cơ bản hàng ngày, chẳng hạn như tắm hoặc mặc quần áo
  • Hành vi kỳ quái
  • Hành vi bạo lực hoặc gây hấn, kích động
  • Sử dụng chất cấm

Những vấn đề về cảm xúc:

  • Khí sắc cáu gắt hoặc trầm buồn
  • Không cảm xúc, hoặc cảm xúc không phù hợp với tình huống xung quanh
  • Những lo lắng và sợ hãi kỳ lạ
  • Quá nghi ngờ người khác

 

Song, các trường hợp mắc bệnh thường được phát hiện muộn và trẻ phải chật vật đối phó mà không có sự trợ giúp y tế phù hợp để điều trị bệnh.

Dựa trên tình hình này, TTYK Vạn Hạnh đề xuất hướng đi mới có thể giúp trẻ điều trị bệnh một cách “thân thiện” hơn bằng việc triển khai các phương pháp không dùng thuốc mới:

Các bác sĩ và chuyên gia giàu kinh nghiệm tại TTYK Vạn Hạnh sẽ cùng đồng hành với trẻ trong suốt thời gian điều trị:


Tận tâm – Uy tín – Hiệu quả
☎️ Hotline: 028.3535.4096 – 028.3535.4098
☎️ CSKH: 0867 01 09 08
📩 Mail: lienhe@ykhoavanhanh.vn
🏬159 Trần Quốc Thảo, Phường 9, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh

Tin tức khác

van hanh
Liên hệ Close
Đặt lịch
Kiểm tra
sức khỏe
Close