Mất ngủ hậu Covid làm sao khắc phục?
mất ngủ hậu covid
Dù đã âm tính nhiều lần sau khi nhiễm covid-19, những di chứng ho nhiều, khó thở, tim đập nhanh, đau cơ khớp, yếu sức…, thậm chí bị mất ngủ hậu covid vẫn còn xuất hiện. Vậy phương pháp khắc phục tình trạng này là gì?
Tại sao lại xuất hiện tình trạng mất ngủ hậu covid-19?
Việc phục hồi sức khoẻ hoàn toàn sau covid -19 vẫn còn gặp khó khăn khi các triệu chứng ho nhiều, tim đập nhanh, mệt mỏi, sức đề kháng yếu, khó thở, đau nhức khớp, khó ngủ vẫn xảy ra thường xuyên. Thậm chí, nhiều người trong đó phải đối mặt với tình trạng mất ngủ hậu covid gây ra các tổn hại đến sức khỏe thể chất cũng như sức khỏe tinh thần.
Tất cả những tổn thất, mất mát mà covid -19 đã gây ra quá lớn đối với con người khiến những người khoẻ mạnh đến những người từng mắc covid – 19 cũng cảm thấy hoảng loạn, lo lắng, đặc biệt là những người chịu tác động trực tiếp từ covid – 19, chính bản thân, người nhà của họ cùng lúc đều mắc bệnh, có nhiều trường hợp tử vong, mất người thân đột ngột cũng là nguyên nhân gây ra các triệu chứng rối loạn cảm xúc dẫn đến mất ngủ. Hơn thế nữa, nỗi sợ hãi mất việc, kinh tế khó khăn, tương lai bấp bênh… cũng khiến nhiều người căng thẳng quá độ dẫn đến stress, mất ngủ, sụt cân…
Xem thêm: 5 nguyên nhân mất ngủ phổ biến nhất trong xã hội hiện đại
Quá trình mất ngủ hậu covid-19 tiến triển ra sao?
Sau khi đã khỏi covid-19, thông thường sức khỏe của người bệnh có thể giảm sút do cơ thể vừa trải qua thời gian chống chọi với loại virus lạ xâm nhập vào cơ thể, cần một quá trình nhất định để phục hồi, từ đó có thể dẫn đến những thay đổi bên trong cơ thể như khó ngủ hoặc mất ngủ.
Bên cạnh đó là những vấn đề về tâm lý khi người bệnh đối mặt với những tình huống bất ngờ không được dự đoán trước dẫn đến những cú sốc tinh thần. Người bệnh bắt đầu xuất hiện cảm giác sợ hãi, lo lắng, căng thẳng kéo dài gây khó khăn khi đi vào giấc ngủ, thậm chí không thể nào ngủ được.
Nếu gặp các di chứng hậu covid-19, người bệnh nên tìm đến các bác sĩ chuyên khoa để được chỉ định dùng thuốc chữa trị, tránh tình trạng trở nên nặng hơn khi thăm khám quá trễ và không tự ý sử dụng thuốc vì các thuốc này thường gây ra các tác dụng phụ không mong muốn bao gồm cả di chứng mất ngủ hậu covid-19. Nếu dùng thuốc ngủ thường xuyên cũng dễ bị phụ thuộc vào thuốc làm cho tình trạng mất ngủ càng trầm trọng hơn.
Vậy làm cách nào để mất ngủ hậu covid-19 không ảnh hưởng đến sức khoẻ?
Trên thực tế, khi mắc bệnh covid-19, dù đã khỏi sau một thời gian nhưng những tổn thương về thể chất và tinh thần vẫn còn đó.
Có khoảng 200 triệu chứng liên quan đến các hội chứng hậu covid, đặc biệt với những bệnh nhân đã trải qua điều trị hồi sức tích cực. Các triệu chứng và di chứng kéo dài như sốt nhẹ, ho, dễ mệt mỏi, đau cơ khớp, rối loạn nội tiết, rối loạn tiêu hoá, rối loạn vị giác hoặc khứu giác, phát ban… Những người có bệnh nền như tim mạch, đái tháo đường, đặc biệt là các bệnh về hô hấp… sẽ khiến cho bệnh nền ấy càng nặng hơn.
Những vấn đề về rối loạn và ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần và thần kinh cũng nhiều hơn bình thường. Mất ngủ hậu covid cũng là một trong những rối loạn ấy. Cần thăm khám sớm, làm các xét nghiệm cần thiết để có thể ngăn ngừa các di chứng gây ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Không phải lúc nào cũng có các triệu chứng trên do tác động của covid-19 và người bệnh cũng không thể xem thường khi mình mắc covid -19 nhẹ hơn những người khác.
Một số phương pháp hỗ trợ phục hồi sức khoẻ hậu covid-1 9
Dinh dưỡng đúng: Ăn đa dạng các loại thực phẩm trong khẩu phần ăn, nên ăn nhiều trái cây, rau xanh, uống nhiều nước, nước ép trái cây, ăn chuối bổ sung kali, ăn các loại thực phẩm có nhiều vi chất như cá tôm, cua , nghêu, sò, hàu… nâng cao sức đề kháng của hệ miễn dịch.
Tập thở: hít vào, thở ra chầm chậm từng nhịp vào, tập hít sâu, thở sâu mỗi ngày, nhẹ nhàng, không cần gấp gáp.
Tập thể dục: thực hiện các bài tập nhẹ nhàng, không gắng sức, duy trì 30 phút mỗi ngày để thúc đẩy quá trình hồi phục sức khỏe.
Chăm sóc sức khỏe tinh thần, không để bản thân chịu áp lực, căng thẳng dẫn đến mất ngủ, thiếu ngủ. Làm việc vừa sức, dành thời gian thư giãn.
Dành thời gian tìm hiểu thêm thông tin chính thống về các di chứng hậu covid để giảm bớt lo âu không cần thiết.
Nếu những người quá căng thẳng và stress dẫn đến mất ngủ hậu covid – 19 thì nên đến gặp bác sĩ chuyên môn để thực hiện các phương pháp trị liệu tâm lý.
Thiền và Tâm lý trị liệu tại Vạn Hạnh
Trung tâm y khoa Vạn Hạnh với các phương pháp điều trị mất ngủ hiệu quả sau covid – 19 cùng đội ngũ bác sĩ được trang bị vững vàng các kiến thức chuyên khoa cùng bề dày kinh nghiệm đáng nể trong việc điều trị các di chứng rối loạn tâm thần thần kinh sau covid – 19 sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng của mình.
PGS.Ts.Bs Nguyễn Thi Hùng: Cố vấn chuyên môn của trung tâm. Bác sĩ có hơn 40 năm kinh nghiệm trong nghề, đã từng tu nghiệp tại Mỹ trong điều trị rối loạn vận động. Bác sĩ Hùng chính là người đầu tiên ở Việt Nam phẫu thuật thành công bệnh Parkinson. Ngoài ra, bác sĩ còn là người đầu tiên ứng dụng nhiều phương pháp chữa trị bệnh mới, hiện đại và tiên tiến.
Ths.Bs Lê Thị Bích Phượng: Giám đốc trung tâm, người có rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học về tế bào gốc trong chữa trị bệnh được ghi nhận tại Việt Nam và thế giới.
- Ths.Bs Nguyễn Anh Diễm Thúy: Bác sĩ Nội Thần kinh, bác sĩ có nhiều nghiên cứu về bệnh thần kinh, điển hình là bệnh Parkinson.
- Bs. Lê Thị Tuyết Nhung: Bác sĩ chuyên khoa chấn thương chỉnh hình.
- Ths.Bs Lê Thụy Minh An: Bác sĩ chuyên khoa Thần kinh
- Bs.CK1 Nguyễn Tuấn Anh: Bác sĩ chuyên khoa Thần kinh
- Ths.Bs Lê Nguyễn Thụy Phương: Bác sĩ chuyên khoa Tâm thần
- Ths.Bs Lê Hoàng Ngọc Trâm: Bác sĩ chuyên khoa Tâm thần
- Ts.Bs Võ Văn Sĩ: Tiến sĩ chuyên khoa chấn thương chỉnh hình
Mong rằng qua bài viết chia sẻ những phương pháp khắc phục mất ngủ hậu covid – 19 sẽ giúp cho những người đã từng mắc covid – 19 có những lựa chọn chính xác trong việc tìm đến các phương pháp hỗ trợ sau covid để đạt được hiệu quả cao.