Điều trị đau vai gáy tại TTYK Vạn Hạnh

van hanh

Điều trị đau vai gáy tại TTYK Vạn Hạnh chủ yếu áp dụng các giải pháp điều trị kết hợp dùng thuốc và không dùng thuốc, với mục đích giúp bệnh nhân đạt được các kết quả điều trị tối ưu hơn so với điều trị đơn lẻ một phương pháp.

Song, tùy vào tình trạng bệnh và phản ứng của bệnh nhân với các loại thuốc điều trị khác nhau, các bác sĩ ở đây sẽ đưa ra phác đồ điều trị bệnh phù hợp, có thể hướng bệnh nhân đến các liệu pháp điều trị không dùng thuốc hiệu quả có khả năng thay thế hoặc hạn chế tối thiểu sử dụng các loại thuốc uống kê toa.

Đau cổ vai gáy – Nguyên nhân, Triệu chứng, Chẩn đoán và Điều trị

Vật lý trị liệu trong điều trị và hỗ trợ điều trị đau vai gáy

♦ Điều trị đau vai gáy giai đoạn cấp tính: đau vai gáy khởi phát với các triệu chứng đau nhức mức độ từ nhẹ đến vừa, được xác định nguyên nhân gây bệnh do mệt mỏi, căng thẳng… hoặc thậm chí các nguyên nhân bệnh lý liên quan đến cơ xương khớp hoặc đau thần kinh vẫn có thể được điều trị hiệu quả bằng vật lý trị liệu nếu được chẩn đoán bệnh sớm.

Việc thực hiện liệu trình vật lý trị liệu sớm ở giai đoạn này sẽ giúp người bệnh giảm được đau nhức đáng kể, tăng cường khả năng kháng viêm, ngăn ngừa nguy cơ bệnh chuyển sang mạn tính.

♦ Hỗ trợ điều trị kết hợp dùng thuốc và không dùng thuốc: thường là các chỉ định tập vật lý trị liệu hỗ trợ giảm đau, tăng sức bền được kết hợp với điều trị dùng thuốc/ tiêm Botox/ Steroid (dạng tiêm hoặc uống) hoặc cũng có thể là tập vật lý trị liệu sau phẫu thuật. Việc này sẽ giúp rút ngắn thời gian điều trị và hỗ trợ cải thiện đau nhức hiệu quả.

 >> GÓI COMBO VẬT LÝ TRỊ LIỆU ĐIỀU TRỊ ĐAU VAI GÁY TẠI TTYK VẠN HẠNH <<

Đau cổ vai gáy 1
  • Kéo CS cổ
  • Siêu âm/Sóng ngắn/Kích thích điện giảm đau
  • Trị liệu bằng tay: kéo dãn, di động khớp       
Đợt đều trị liên tục 5-6 lần/tuần, từ 2 – 3 tuần trở lên
Đau cổ vai gáy 2
  • Kéo CS cổ
  • Sóng xung kích
  • Trị liệu bằng tay: kéo dãn, di động khớp
Đợt điều trị 6 lần trong 3 tuần

Tiêm Botulinum Toxin (Botox) điều trị đau vai gáy mạn tính

Đau vai gáy mạn tính có thể đến từ các nguyên nhân bệnh lý đau mạn tính như đau cơ sợi, hội chứng đau màng cân cơ… Các phương pháp điều trị bệnh tương ứng chủ yếu: dùng thuốc hoặc tiêm Botox.

Trong đó, việc tiêm Botox có thể sẽ được thực hiện kết hợp với:

+ Phương pháp dùng thuốc nếu người bệnh không chịu được tác dụng phụ của nhiều loại thuốc kê toa hoặc có nhu cầu điều trị giảm đau nhanh chóng và gia tăng hiệu quả điều trị kéo dài hơn sau 1 liệu trình với điều trị dùng thuốc hoặc tiêm Botox.

+ Vật lý trị liệu (thay thế thuốc giảm đau) trong trường người bệnh đã có biểu hiện kháng trị với phương pháp dùng thuốc.

Xem thêm:

Tiêm Botulinum Toxin điều trị đau và rối loạn vận động 

Bệnh đau màng cân cơ – Nguyên nhân, Triệu chứng, Điều trị 

điều trị đau vai gáy tại trung tâm y khoa Vạn Hạnh

Phối hợp điều trị với phương pháp dùng thuốc

Một số loại thuốc kê toa có thể gây tác dụng phụ khiến việc điều trị đau vai gáy trở nên khó khăn và cần phải được phối hợp điều trị với các phương pháp không dùng thuốc khác.

Song, điều trị dùng thuốc đơn lẻ không phải lúc nào cũng không có hiệu quả đáng kể lên bệnh nhân. Nhưng thông thường, để tối ưu hóa trong việc chữa trị bệnh, các bác sĩ thường sẽ đưa ra các chỉ định phối hợp điều trị giữa dùng thuốc và không dùng thuốc, được tiến hành sau các đánh giá chi tiết về tình trạng bệnh của mỗi bệnh nhân.

Tâm lý trị liệu trong điều trị đau vai gáy

Đối với các trường hợp bệnh nhân bị đau vai gáy có phát sinh thêm các triệu chứng bệnh lý tâm thần như mất ngủ, trầm cảm, rối loạn lo âu… sẽ được phối hợp điều trị bổ sung các buổi trị liệu tâm lý với các bác sĩ hoặc tâm lý gia tại TTYK Vạn Hạnh. Việc này sẽ giúp bệnh nhân được hỗ trợ cải thiện thêm về các vấn đề sức khỏe tinh thần cũng như được tăng cường phục hồi tâm lý khỏe mạnh trong quá trình điều trị đau vai gáy.

Đội ngũ bác sĩ chuyên khoa thần kinh và cơ xương khớp tại TTYK Vạn Hạnh

Bác sĩ chuyên khoa đau – thần kinh

→  PGS.TS.BS Nguyễn Thi Hùng – người Việt Nam đầu tiên đã triển khai kỹ thuật tiêm Botulinum toxin tại Việt Nam từ 1998 trong điều trị Migraine mạn tính và các bệnh lý đau thần kinh khác.

→  BS Nội Trú, CKI Nguyễn Tuấn Anh – đã có hơn 10 năm kinh nghiệm giảng dạy và điều trị các bệnh Thần kinh – chuyên điều trị đau đầu và các trường hợp đau mạn tính.

Bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp

→  TS.BS Võ Văn Sĩ – đã có hơn 35 năm cống hiến trong công tác điều trị và nghiên cứu chuyên ngành chấn thương chỉnh hình và chuyên khoa phẫu thuật cột sống.

→  BS Lê Thị Tuyết Nhung – có nhiều năm “hành nghề” chuyên điều trị các bệnh lý cơ xương khớp về thoái hóa khớp, nhiễm trùng khớp, gout…

Tin tức khác

van hanh
Liên hệ Close
Đặt lịch
Kiểm tra
sức khỏe
Close