Người bệnh thoát vị đĩa đệm nên ăn và kiêng gì?
Để đạt hiệu quả tốt hơn trong điều trị, người bệnh thoát vị đĩa đệm cần nên có một chế độ ăn uống bổ sung các dưỡng chất phù hợp, có khả năng hỗ trợ và tăng cường quá trình phục hồi, cùng với đó kết hợp với chế độ sinh hoạt và tập thể dục lành mạnh.
Các bài tập vận động cơ bản cho khớp gối và lưng (TTYK Vạn Hạnh)
Dựa trên các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng một số thực phẩm người bệnh nên ăn và kiêng ăn khi mắc bệnh thoát vị đĩa đệm, được liệt kê sau đây:
Thực phẩm người bệnh thoát vị đĩa đệm nên ăn/ tiêu thụ
#1. Thực phẩm giàu canxi | Canxi không nằm trong cấu tạo của đĩa đệm, nhưng tiêu thụ Canxi sẽ giúp tăng cường xương cột sống, nhờ đó xương chắc khoẻ hơn sẽ giúp giảm áp lực được đặt lên các đĩa đệm cột sống. |
|
|
#2. Axit béo Omega 3 | Axit béo Omega 3 khi được hấp thụ vào cơ thể sẽ biến đổi thành prostaglandin, giữ vai trò quan trọng trong chuỗi phản ứng kháng viêm. |
|
|
#3. Nước hầm xương chứa nhiều Glucosamine và Chondroitin | Glucosamine và Chondroitin là các thành phần có trong sụn khớp, vì thế, việc bổ sung chúng vào khẩu phần ăn hàng tuần sẽ giúp hỗ trợ tái tạo sụn khớp và ngăn ngừa phá huỷ sụn. |
|
|
#4. Bổ sung các loại Vitamin cần thiết D, C, A, K, B12 | Vitamin D, K hỗ trợ cơ thể chuyển hoá canxi, luôn được bổ sung kèm với thực phẩm giàu canxi hoặc thuốc canxi để tăng cường hấp thụ canxi vào cơ thể.
Vitamin A, B12 giúp thúc đẩy tăng trưởng và phát triển các tế bào sụn trưởng thành có trong xương và tuỷ xương. ** Vitamin C là thành phần cần thiết cho cơ thể sản xuất collagen – thành phần cấu tạo chủ yếu của đĩa đệm. Khi đĩa đệm có vấn đề, collagen có thể giúp nó trở nên tốt hơn bằng cách cung cấp các hỗ trợ thích hợp cho quá trình tự sửa chữa. |
|
|
#5. Chất xơ | Chất xơ tuy không phải là thực phẩm bổ sung tham gia vào quá trình phục hồi xương khớp cho người bệnh thoát vị đĩa đệm, nhưng lại giúp giảm cảm giác thèm ăn và no lâu, khiến người bệnh giảm cân, giảm gánh nặng lên cột sống. |
|
|
#6. Thực phẩm nhiều Magie | Magie giúp tổng hợp protein hình thành xương cũng như duy trì mức độ khoáng hóa của xương, cần thiết cho quá trình phục hồi và tự chữa lành xương khớp. |
|
Thực phẩm người bệnh thoát vị đĩa đệm cần phải kiêng cữ
– 1. Thực phẩm nhiều dầu mỡ chứa nhiều chất béo bão hoà, khiến người bệnh thoát vị đĩa đệm tăng nguy cơ bị viêm xương khớp, đồng thời tăng trọng lượng cơ thể, gây sức ép lên cột sống.
- Đồ ăn nhanh, đồ chiên xào nhiều dầu, thực phẩm đóng hộp…
– 2. Thức ăn giàu đạm khi được tiêu thụ sẽ sản sinh ra hàm lượng của một số loại Acid cần Canxi để trung hoà. Nếu lượng Canxi trong máu không đủ thì cơ thể sẽ lấy từ xương khớp, từ đó khiến quá trình phục hồi và điều trị của người bệnh thoát vị đĩa đệm bị ảnh hưởng.
- Các loại thịt đỏ
– 3. Purin và Fructozo có trong một số nhóm thực phẩm có thể làm gia tăng nguy cơ viêm khiến tình trạng thoát vị đĩa đệm nặng hơn.
- Nội tạng động vật, dưa muối, cà muối…
– 4. Thức ăn quá mặn hoặc cay có thể là tăng nguy cơ làm trầm trọng thêm các cơn đau nhức.
– 5. Thực phẩm nhiều đường không chỉ tăng sưng viêm mà còn làm tăng cân nhanh chóng, cả 2 mặt này đều không tốt cho người bệnh thoái hoá khớp
Người bệnh thoát vị đĩa đệm nên tiêu thụ các loại đồ uống gì?
Uống nước đủ, không để mất nước luôn là điều kiện tiên quyết để có cơ thể khỏe mạnh. Các loại thức uống mà người bệnh thoát vị đĩa đệm nên duy trì để cấp nước và bổ sung hàng ngày:
- Nước lọc – nguồn cấp nước thiết yếu và chủ yếu cho cơ thể
- Sữa tươi không đường – bổ sung canxi tốt cho xương khớp, giảm lượng đường từ các loại sữa có đường khác gây tăng cân
- Nước trái cây – thay vì ăn trực tiếp các loại trái cây là thực phẩm người bệnh thoát vị đĩa đệm nên tiêu thụ (kể trên), người bệnh có thể ép thành nước và uống để bô sung vitamin C và A cần thiết
- Sinh tố – là thức uống kết hợp các loại trái cây, sữa và rau xanh với nhau, có công dụng cung cấp các dưỡng chất cùng một lúc chỉ trong một lần thực hiện
Song song với đó, người bệnh thoát vị đĩa đệm nên hạn chế các loại đồ uống chứa cồn và chất kích thích như rượu, bia, thuốc là, cafein, vì sử dụng quá nhiều sẽ làm suy giảm các dưỡng chất và khoáng chất được cung cấp.
Chế độ ăn uống, tập luyện và sinh hoạt hiệu quả trong hỗ trợ điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm
Ngoài tuân thủ theo một chế độ ăn uống với các dưỡng chất cần thiết trong hỗ trợ điều bệnh thoát vị đĩa đệm, người bệnh còn cần rèn luyện thể chất và điều chỉnh hoạt động sinh hoạt phù hợp với cơ thể đang phục hồi. Cụ thể:
Thực đơn phổ biến cho người bệnh thoát vị đĩa đệm:
Các dưỡng chất được kể trên có thể kết hợp tạo thành các món ăn đơn giản nhưng bổ dưỡng, hỗ trợ tốt quá trình điều trị và phục hồi, chữa lành xương khớp, chẳng hạn như: thịt nạc hầm cà rốt, cháo hạt sen đậu xanh, gà ác hầm tam thất, canh bí ninh xương…
Điều chỉnh hoạt động sinh hoạt thường ngày:
Người bệnh cần lưu ý tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, đồng thời cân nhắc công việc và nghỉ ngơi hợp lý và tránh mang vác vật nặng, nằm/ ngồi quá lâu hoặc sai tư thế.
Chế độ tập luyện hiệu quả:
Người bệnh nên tham vấn bác sĩ để được hướng dẫn chế độ tập luyện phù hợp với tình trạng bệnh, đặc biệt cần phải có sự kiên trì và đảm bảo duy trì tập luyện thường xuyên để đạt hiệu quả tốt.
Xem thêm
Tiêm phong bế thần kinh điều trị thoát vị đĩa đệm
Huyết tương tiểu cầu (PRP) điều trị thoái hoá đĩa đệm