Có gì mới trong điều trị khó nói khó nuốt sau đột quỵ
Khuyến cáo của Hội đồng Cố vấn Y khoa Âu Châu về Kỹ thuật Kích thích từ trường xuyên sọ rTMS trong phục hồi chức năng sau đột quỵ:
“rTMS TẦN SỐ THẤP Ở VÙNG M1 ĐỐI BÊN CÓ HIỆU QUẢ ĐỐI VỚI SỰ PHỤC HỒI VẬN ĐỘNG Ở TAY (CHỨNG CỨ A) VÀ CHÂN (CHỨNG CỨ B) TRÊN BỆNH NHÂN SAU ĐỘT QUỴ VÀ CÓ KHẢ NĂNG PHỤC HỒI CẢ CHỨC NĂNG NGÔN NGỮ VÀ CHỨC NĂNG NUỐT”
– Những vấn đề suy giảm chức năng sau đột quỵ rất thường gặp và là một gánh nặng cho gia đình và xã hội.
– Theo ước tính, tỷ lệ bệnh nhân bị suy giảm chức năng sau đột quỵ sẽ gia tăng ở mức 22,4% trong 6 tháng tới và con số này có thể lên đến 29 – 44% trong vòng 10 năm sau.
– Ngoài nguy cơ tử vong thì các tình trạng khuyết tật khác sau đột quỵ có thể còn tồn tại rất lâu đặc biệt với những người cao tuổi.
– Những bệnh nhân bị suy giảm chức năng vận động, chức năng ngôn ngữ nói và viết, chức năng nuốt có thể vẫn còn tồn tại trong nhiều năm sau.
– Ngoài ra những vấn đề tâm thần kinh xảy ra sau đột quỵ như trầm cảm, kích động, mất ngủ, ảo giác, ảo tưởng cũng thường thấy.
Điều phức tạp là một bệnh nhân sau khi bị đột quỵ có thể có 1 hay nhiều triệu chứng kể trên!
Kích thích từ trường xuyên sọ (rTMS) – Phục hồi chức năng sau đột quỵ bằng công nghệ y học hiện đại
Vật lý trị liệu, phục hồi chức năng vận động, ngôn ngữ có hiệu quả trên bệnh nhân phục hồi chức năng sau đột quỵ đã được công nhận.
Bên cạnh đó, Kỹ thuật Kích thích từ trường (rTMS) tại TTYK Vạn Hạnh, sau khi thực hiện trên rất nhiều bệnh nhân bị suy giảm chức năng sau đột quỵ, chúng tôi đã nhận thấy có đáp ứng tốt với điều trị rTMS kết hợp với giảm sử dụng thuốc.
* Kỹ thuật kích thích từ trường xuyên sọ (rTMS) là 1 phương pháp không xâm lấn, ít tác dụng phụ.
Một số ưu điểm của kỹ thuật này là:
- Điều chỉnh làm tăng hoạt động trở lại của vùng bị tổn thương và giảm hoạt động ức chế của những vùng não không bị tổn thương, như vậy phù hợp với cơ chế điều biến của tế bào thần kinh thông qua các hoạt động điện. Các vùng của não bộ ít nhiều đều có liên hệ với nhau, nên các hoạt động điều chỉnh như vậy mới phù hợp với cơ chế phục hồi và chức năng của các tế bào thần kinh.
- Tại TTYK Vạn Hạnh, các bác sĩ về thần kinh đã ứng dụng các phương thức điều trị này dựa trên các khuyến cáo về điều trị thần kinh của các Hội chuyên ngành Âu Mỹ với các chứng cứ khoa học cao là chứng cứ (A) và (B)
* Đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm thăm khám và tư vấn chỉ định thực hiện rTMS tại TTYK Vạn Hạnh:
- TS.BS Nguyễn Thi Hùng – Ông là người Việt Nam đầu tiên đã triển khai kỹ thuật tiêm Botulinum toxin tại Việt Nam từ 1998 và triển khai kỹ thuật kích thích não sâu tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương năm 2012.
- BS Nội Trú, CKI Nguyễn Tuấn Anh – Nguyên Giảng viên Trường Đại học y khoa Phạm Ngọc Thạch với hơn 10 năm kinh nghiệm giảng dạy và điều trị các bệnh Thần kinh – chuyên điều trị đau đầu và các trường hợp đau mạn tính khác.