6 biến chứng thoái hóa khớp gối cần biết
Biến chứng thoái hóa khớp gối có thể rất nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của khớp về lâu dài. Biến chứng nặng có thể làm hư khớp, khiến người bệnh mất khả năng cử động khớp gối, có thể phải phẫu thuật thay khớp.
Tuy nhiên, các biến chứng này có thể được hạn chế và ngăn ngừa kịp thời nếu người bệnh được cải thiện các triệu chứng và phục hồi chức năng khớp bằng các phương pháp điều trị phù hợp, mang lại hiệu quả cao, áp dụng ở các giai đoạn khớp gối chưa hoàn toàn mất đi sự ổn định và linh hoạt.
Biến chứng thường gặp của thoái hóa khớp gối
Biến chứng 1# – Tăng nguy cơ chấn thương đầu gối
Đau nhức dữ dội và cứng khớp khiến khả năng vận động và giữ thăng bằng suy giảm, làm tăng nguy cơ gặp tai nạn và thương tích ở khớp gối.
Biến chứng 2# – Mất xương
Thoái hóa khớp gối ở giai đoạn thoái hóa nặng, sụn sẽ mất dần và có thể dẫn đến mất xương. Hơn thế, chết tế bào xương được xem là biến chứng thoái hóa khớp gối nghiêm trọng, cần được phẫu thuật để loại bỏ phần xương bị ảnh hưởng.
Biến chứng 3# – Hình thành khối u nang sau gối
Khối u nang sau gối, hay còn được gọi là Baker, hình thành gây áp lực lên mạch máu , làm giảm lưu lượng máu dẫn đến sưng và tăng đau nhức ở chân. Biến chứng thoái hóa khớp gối này còn làm giảm sự mất ổn định và linh hoạt ở khớp gối, khối u lớn có thể làm chèn ép dây thần kinh, gây đau lan xuống chân và ngứa ran.
Biến chứng 4# – Tăng nguy cơ gặp phải các vấn đề sức khoẻ khác
Do khớp bị hạn chế cử động, đồng nghĩa với việc người bệnh ít vận động, dễ dẫn đến tăng cân, tăng huyết áp, từ đó, tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch, béo phì và đột quỵ
Ngoài ra, một biến chứng khởi phát bệnh khác của thoái hóa khớp là bệnh Gút, khá phổ biến, là một dạng khác của chứng viêm khớp.
Biến chứng 5# – Rối loạn giấc ngủ
Đây là biến chứng thoái hóa khớp gối rất thường gặp, vì các cơn đau khiến người bệnh thức giấc giữa đêm, hoặc tình trạng đau nhức không thuyên giảm khiến họ gặp khó khăn khi vào giấc.
Rối loạn giấc ngủ còn có thể kéo theo các bệnh lý tâm thần khác như trầm cảm, rối loạn lo âu…
Biến chứng 4# – Nhiễm trùng khớp
Nhiễm trùng khớp là biến chứng nghiêm trọng nhưng hiếm gặp, tuy nhiên các bác sĩ thường đưa ra các cảnh báo nguy cơ nhiễm trùng khớp vẫn có thể xảy ra, người bệnh cần tuân thủ các chỉ định điều trị để phòng ngừa hiệu quả các biến chứng bệnh.
Phòng ngừa biến chứng thoái hóa khớp gối
Cách tốt nhất để phòng ngừa biến chứng bệnh là phòng ngừa ngay khi bệnh chưa khởi phát.
Một số cách giúp phòng ngừa hiệu quả bệnh thoái hóa khớp gối:
- Duy trì cân nặng hợp lý
- Tập thể dục thể thao thường xuyên
- Chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh
- Cân bằng việc tập luyện thể dục thể thao, làm việc, học tập và nghỉ ngơi
- Cẩn thận khi vận động để phòng tránh thoái hóa khớp ngay từ đầu
- Luôn kiểm tra và kiểm soát lượng đường trong máu ở mức ổn định…
Các phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối hiệu quả
- Dùng thuốc: sử dụng các loại thuốc giảm đau, bổ sung thực phẩm chức năng như glucosamine…, tiêm chất nhờn HA…
- Không dùng thuốc: tập luyện khớp gối với các bài tập trị liệu, xoa bóp, giảm cân (nếu có) và máy tập sóng ngắn, siêu âm…
- Liệu pháp sinh học tiên tiến: tiêm huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) và tiêm Tế bào gốc – đặc tính: an toàn, tối ưu hiệu quả kích thích chữa lành xương, trong đó, tiêm tế bào gốc có khả năng “viện trợ” thêm lượng tế bào cần thiết, tham gia trực tiếp vào quá trình tái tạo các tế bào sụn khớp
- Phong bế thần kinh: gây tê với các gói điều trị tạm thời/ lâu dài/ vĩnh viễn, được áp dụng chủ yếu cho các tình trạng chèn ép rễ thần kinh gây đau
Xem chi tiết: Các phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối tại TTYK Vạn Hạnh
- Khuyến cáo của bác sĩ tại TTYK Vạn Hạnh về các phương pháp điều trị bệnh thoái hóa khớp:
Bác sĩ có thể sẽ tiến hành chỉ định đơn trị liệu hoặc kết hợp nhiều phương pháp với nhau, thông qua đánh giá và chẩn đoán để xây dựng phác đồ điều trị phù hợp với đặc điểm của từng bệnh nhân, nhờ đó giúp mang lại hiệu quả cao và đảm bảo ngăn ngừa, làm chậm quá trình thoái hóa khớp dẫn đến các biến chứng không mong muốn.
Tuy nhiên, ở phía bệnh nhân cũng phải cần có sự chủ động và tích cực trong điều trị, đặc biệt bệnh nhân nên đến thăm khám sớm ngay khi nhận thấy các triệu chứng kéo dài không khỏi, dù đã uống các loại thuốc giảm đau không kê toa, đồng thời tuân thủ và thực hiện tốt theo liệu trình điều trị bệnh, cố gắng, quyết tâm và không nên từ bỏ dễ dàng.