Trầm cảm khi mang thai – Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
Trầm cảm khi mang thai là một rối loạn tâm thần xảy ra trong thai kỳ. Theo thống kê trong những năm gần đây, tại Việt Nam, có đến khoảng 14 – 23% phụ nữ bị trầm cảm khi mang thai và có nguy cơ bị trầm cảm sau khi sinh.
Trầm cảm khi mang thai nếu không được điều trị hiệu quả sẽ không chỉ tác động đến sức khỏe thể chất lẫn tinh thần của thai phụ mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của trẻ sau khi chào đời.
Theo đó, các phương pháp thông dụng giúp mẹ bầu điều trị trầm cảm hiện nay bao gồm tâm lý trị liệu và dùng thuốc.
Ngoài ra, phương pháp điều trị mới mang lại nhiều hứa hẹn – Kích thích từ trường (TMS) đã thông qua nhiều thử nghiệm cho ra các kết quả khả quan và hạn chế được các tác dụng phụ của thuốc. Phương pháp này đang được áp dụng điều trị tại TTYK Vạn Hạnh và có thể, tùy vào chỉ định của bác sĩ, trở thành lựa chọn thay thế cho các mẹ bầu đã áp dụng các phương pháp chữa trị thông dụng nhưng không mang lại hiệu quả đáng kể.
Biểu hiện của bệnh trầm cảm khi mang thai
Trầm cảm khi mang thai rất dễ bị nhầm lẫn với sự thay đổi tâm lý bình thường ở thai phụ, nên thường không được điều trị sớm ở giai đoạn trầm cảm nhẹ. Nếu có một trong các dấu hiệu dưới đây, tốt nhất thai phụ cần thăm khám để bác sĩ tư vấn chi tiết hơn:
- Lo lắng quá mức về thai nhi trong bụng
- Khó ngủ, mất ngủ
- Thường xuyên nổi giận, cáu gắt một cách vô cớ
- Hay khóc, dễ bị kích động
- Luôn cảm thấy bất an và có cảm giác không thể hoàn thành tốt vai trò làm cha mẹ
- Không còn cảm thấy hứng thú với các hoạt động trước đây được xem là niềm vui hoặc hạnh phúc
- Thích một mình, không thích giao lưu, tiếp xúc với chồng, gia đình, bạn bè
- Không đi khám thai định kỳ và không tin tưởng vào bác sĩ
- Có xu hướng sử dụng ma túy, rượu bia và các chất kích thích
- Sụt cân, biếng ăn, chế độ ăn giảm hoặc không đủ chất
- Nảy sinh ý định hay hành vi tự tử
Trầm cảm khi mang thai qua từng giai đoạn
Ngoài các triệu chứng khái quát kể trên, phụ nữ mang thai mắc bệnh trầm cảm còn trải qua các dấu hiệu bệnh theo từng giai đoạn, do có liên quan mật thiết đến sự thay đổi của các tuyến nội tiết trong thai kỳ, bao gồm các giai đoạn: 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối.
⇒ Nhận biết trầm cảm khi mang thai trong 3 tháng đầu:
Sự gia tăng của hormone progesterone trong giai đoạn này (để đảm bảo độ dày cho niêm mạc tử cung) ảnh hưởng đáng kể đến tâm lý, đặc biệt là tâm trạng và tính cách của thai phụ, nên trầm cảm khi mang thai ở 3 tháng đầu sẽ thường có các dấu hiệu nhận biết sau đây:
- Luôn buồn bực, chán nản
- Tâm trạng bất ổn, hay nổi nóng, nhạy cảm và rất dễ khóc – ngay cả khi không có yếu tố tác động
- Cơ thể mệt mỏi và giảm năng lượng rõ rệt
- Thay đổi thói quen ăn uống, chán ăn/ bỏ ăn hoặc ăn uống quá nhiều
- Ngủ quá nhiều hoặc khó ngủ, mất ngủ
⇒ Dấu hiệu trầm cảm khi mang thai ở 3 tháng giữa:
Ở tháng giữa (từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 6), nội tiết tố tương đối ổn định nên các triệu chứng ở 3 tháng đầu có thể giảm về mức độ và tần suất, nhưng vẫn sẽ xuất hiện một số triệu chứng mới. Trầm cảm khi mang thai 3 tháng giữa thường có những biểu hiện như:
- Có cảm giác buồn bã, chán nản không rõ nguyên do
- Mất ngủ, kén ăn và giảm cân một cách nhanh chóng
- Cơ thể mệt mỏi, uể oải
- Dành nhiều thời gian để suy nghĩ, tưởng tượng một cách bi quan về tương lai của bản thân và đứa trẻ sau này (thường bị nhầm lẫn với lo âu thông thường)
- Hay ngẩn người, ngồi và nằm im trong nhiều giờ liền
⇒ Dấu hiệu trầm cảm khi mang thai ở 3 tháng cuối:
Trong 3 tháng cuối thai kỳ, các triệu chứng trầm cảm của các giai đoạn trước đó sẽ trở nên rõ rệt hơn do diễn biến tâm lý của thai phụ sẽ trở nên phức tạp hơn vì sắp phải đối mặt với việc sinh nở và chăm sóc con cái. Thậm chí, không ít thai phụ nảy sinh ý nghĩ tự sát và thực hiện các hành vi gây hại cho bản thân.
- Buồn nhiều hơn và trở nên vô vọng, bi quan về cuộc sống
- Mất hoàn toàn hứng thú với mọi thứ xung quanh, khuôn mặt bộc lộ rõ sự buồn bã và u uất tột độ
- Tâm trạng bất ổn, vô cùng nhạy cảm và dễ khóc lóc
- Lo sợ quá mức về việc sinh nở và cuộc sống của con cái trong tương lai
- Cảm thấy bản thân vô dụng và tội lỗi với đứa trẻ
- Xuất hiện những ảo giác, hoang tưởng về những điều vô cùng tiêu cực sẽ xảy đến khi sinh con và sau khi sinh. Tệ nhất, nếu tình trạng này xuất hiện nhiều lần có thể sẽ thôi thúc thai phụ thực hiện hành vi tự hại, thậm chí là tự sát
Nguyên nhân dẫn đến trầm cảm khi mang thai
Các nguyên nhân phổ biến dẫn đến trầm cảm khi mang thai:
- Sự thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ: là yếu tố nguy cơ phổ biến nhất dẫn đến hiện tượng trầm cảm ở phụ nữ mang thai
- Yếu tố di truyền: nếu phụ nữ mang thai trong gia đình có người thân từng bị trầm cảm thì nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn khiến nội tiết tố bị ảnh hưởng, kèm theo sự thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ, nên sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh trầm cảm trong giai đoạn mang thai
- Các tác động về mặt cảm xúc, tài chính, kinh tế: mang thai ngoài ý muốn, áp lực kinh tế/ tài chính, thiếu sự quan tâm, hỗ trợ từ người thân…
Điều trị trầm cảm khi mang thai tại TTYK Vạn Hạnh
Điều quan trọng và cần thiết khi người thân hoặc bản thân thai phụ phát hiện và nhận biết sớm các triệu chứng của bệnh trầm cảm khi mang thai ở bất cứ giai đoạn nào là hãy nên tìm đến thăm khám với các bác sĩ chuyên khoa tâm thần hoặc tâm lý gia để được chẩn đoán chính xác và tìm ra hướng điều trị phù hợp.
Đội ngũ bác sĩ chuyên khoa tâm thần tại TTYK Vạn Hạnh:
Các bác sĩ ở đây đều đã có nhiều kinh nghiệm trong điều trị hiệu quả bệnh trầm cảm khi mang thai; đồng thời, đảm bảo quá trình khám chữa bệnh diễn ra hết sức thoải mái và an toàn cho cả mẹ và con.
Theo đó, tùy vào nguy cơ, tình trạng trầm cảm của bệnh nhân đang ở tam cá nguyệt nào các bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp và hướng điều trị phù hợp:
- Dùng thuốc
- Tâm lý trị liệu
- Kích thích từ trường (TMS)
Các phương pháp này có thể đơn trị liệu hoặc kết hợp (2 trong 3 hoặc cả 3 phương pháp) tùy theo bác sĩ đánh giá.