Thoái hóa khớp gối: Khi nào cần phẫu thuật?
“Trường hợp/ tình trạng của tôi có cần phải phẫu thuật khớp gối không?”. Đây là câu hỏi mà nhiều bệnh nhân thoái hóa khớp gối rất lo sợ về câu trả lời trước khi được bác sĩ đưa ra chẩn đoán mới/ đang trong quá trình theo dõi và chỉ định điều trị.
Vậy khi nào bệnh nhân cần thiết và được bác sĩ chỉ định phẫu thuật. Có những phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối thay thế phẫu thuật không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Các phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối không phẫu thuật
→ Dùng thuốc: sử dụng các loại thuốc kê toa theo chỉ định của bác sĩ, giúp giảm đau và kháng viêm, kèm theo uống canxi và vitamin D, các thực phẩm như glucosamine và chondroitin giúp bổ sung dưỡng chất cho khớp gối, chống lại quá trình khớp gối bị thoái hóa.
13 loại thực phẩm giúp xương chắc khỏe
→ Tiêm chất nhờn HA: tiêm trực tiếp chất nhờn để bổ sung lượng dịch khớp thiếu hụt và các phân tử nội sinh vào phần khớp gối bị thoái hóa. Chính phần chất nhờn được tiêm vào sẽ làm tăng lượng acid hyaluronic nội sinh, giúp ngăn chặn và loại bỏ tình trạng thoái hóa khớp gối. Tiêm chất nhờn HA hiện vẫn được xem là phương pháp điều trị khá mới, nhưng lại có công dụng rất hiệu quả với các bệnh nhân bị khô khớp.
→ Không dùng thuốc:
- Tập vật lý trị liệu: với các loại máy sóng ngắn, sóng siêu âm… kết hợp với châm cứu, xoa bóp và các bài tập trị liệu.
Phương pháp này có khả năng giúp giảm sưng và đau nhức cục bộ, nhờ sử dụng các loại sóng phát ra từ máy, được điều chỉnh bởi các kỹ thuật viên. Ở những bệnh nhân đau nhiều, khó vận động và tình trạng viêm khớp nặng, có thể kết hợp các bài tập trị liệu, châm cứu và xoa bóp sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ gia tăng đau nhức mới và chống viêm tốt hơn.
Tập vật lý trị liệu trong các trường hợp có thể thay thế điều trị thoái hóa khớp gối dùng thuốc và phẫu thuật. Đặc biệt, khi được ứng dụng mô hình đa mô thức – kết hợp với các liệu pháp sinh học tiên tiến như tiêm huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) hoặc Tiêm tế bào gốc, giúp hỗ trợ giải quyết cơn đau và kháng viêm hiệu quả, đồng thời cộng hưởng phát huy hiệu quả sau hồi phục và suy giảm chức năng ở một số bệnh nhân.
- Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu (PRP): lấy máu của bệnh nhân để sản xuất ra huyết tương chứa lượng lớn tiểu cầu, bên trong có nhiều protein có công dụng kích thích sữa chữa các mô xương khớp bị phá hủy.
Huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) là một sản phẩm của “máu tự thân”, nghĩa là lấy từ máu của bệnh nhân để sản xuất ra một loại huyết tương có đặc tính “kích thích sinh trưởng và chữa lành các mô xương khớp”.
Không dừng lại ở đó, lý do mà PRP rất được nhiều bệnh nhân ưa chuộng hoặc đến thăm khám và chủ động nhận tư vấn từ phía bác sĩ vì có các ưu điểm nổi bật sau đây:
- ĐỘ AN TOÀN GẦN NHƯ TUYỆT ĐỐI– vì buộc phải đảm bảo đáp ứng điều kiện “vô trùng” trước khi tiêm cho bệnh nhân
- KHÔNG TÁC DỤNG PHỤ – nguồn chế phẩm huyết tương được lấy từ chính máu của bệnh nhân nên không sợ nguy cơ không tương thích, đặc biệt “không dùng thuốc” nên không phải chịu tác dụng phụ của thuốc
- BẢO TỒN KHỚP TỰ NHIÊN – có khả năng chữa lành mô, kích thích tế bào sụn khớp sản sinh và tăng trưởng trong môi trường tự nhiên nhất; bảo vệ, không để lây lan thương tổn đến các khu vực còn lành lặn; thúc đẩy quá trình sửa chữa và giảm dần sự tiến triển của bệnh theo các giai đoạn
PRP thường sẽ được áp dụng cho các trường hợp thoái hóa khớp gối ở các giai đoạn 1 – 3, được khuyến khích điều trị với những bệnh nhân tầm độ tuổi dưới 45. Ở các giai đoạn thoái hóa khớp nặng hơn như 3 – 4, có thể kết hợp với tiêm tế bào gốc – tiêm tế bào gốc PRP
- Tiêm Tế bào gốc (Stem Cell): thành phẩm tế bào gốc được hòa trộn bởi PRP và Tế bào gốc trung mô (MSC), lấy từ bệnh nhân hoặc từ ngân hàng tế bào.
Được xem là gói nâng cấp của tiêm huyết tương giàu tiểu cầu (PRP), tuy có một ít các tác dụng phụ không đáng kể, nhưng Tế bào gốc có một đặc tính vô cùng nổi bật và khác biệt hoàn toàn so với các phương pháp điều trị thông thường, đó là khả năng “tự tái tạo các tế bào sụn khớp mới”.
Theo đó, tiêm Tế bào gốc được ứng dụng nhiều trong điều trị thoái hóa khớp gối, không có chỉ định thay khớp, ở các giai đoạn 3 – 4 – là các giai đoạn bệnh diễn biến xấu đi một cách nghiêm trọng. Vì khi đó, các tế bào sụn khớp chết đi với tốc độ nhanh chóng, nên việc tiêm tế bào gốc vào khớp sẽ hỗ trợ rất nhiều trong quá trình tái tạo sụn khớp bằng cách tăng sinh trưởng cho các tế bào gốc sẵn có và các tế bào gốc được “viện trợ” để sản sinh các tế bào sụn khớp mới. Nhờ đó, giúp theo kịp với quá trình bào mòn sụn khớp, chống viêm, giảm đau và bù đắp số lượng tế bào mất đi.
Ngoài ra, tiêm Tế bào gốc cũng có thể được sử dụng trong giai đoạn tương tự với tiêm PRP. Tuy nhiên, tùy vào đối tượng là bệnh nhân trẻ hoặc lớn tuổi, các bác sĩ sẽ đưa ra lựa chọn phù hợp nhất để mang lại hiệu quả điều trị “bảo tồn” tối ưu.
Xem thêm
Thoái hóa khớp: Khi nào nên tiêm tế bào gốc và khi nào tiêm huyết tương?
Tiêm huyết tương và tiêm tế bào gốc khác nhau như thế nào?
Những lựa chọn điều trị không phẫu thuật này có thể giúp bệnh nhân giảm đau đủ để đi lại thoải mái, và làm chậm tiến trình thoái hóa (nhanh hay chậm tùy thuộc vào hiệu quả của các phương pháp/ liệu pháp).
Tuy nhiên, nếu những giải pháp này trở nên kém hiệu quả hơn theo thời gian hoặc bệnh nhân không thể chịu đựng được các cơn đau và việc bị hạn chế cử động, bác sĩ có thể đề nghị xem xét phẫu thuật. Hai loại phẫu thuật thường được đề nghị nhất đối với thoái hóa khớp gối là phẫu thuật nội soi khớp và phẫu thuật thay khớp gối.
Khi nào bệnh nhân nên cân nhắc phẫu thuật trong thoái hóa khớp gối
Vì tình trạng viêm xương khớp và lão hóa khớp gối có xu hướng trở nên tồi tệ hơn theo thời gian, bệnh có thể tiến triển đến mức các phương pháp điều trị khác không còn hiệu quả.
Lúc này, bác sĩ sẽ xem xét khớp của bệnh nhân thông qua các chẩn đoán hình ảnh trên phim chụp X-quang và khi xét nghiệm cho thấy các vấn đề nghiêm trọng như xương cọ xát với xương, gai xương lớn và hẹp khe khớp nặng, đặc xương dưới sụn thì đây có thể đã đến lúc bệnh nhân và người nhà nên cân nhắc phẫu thuật thay thế đầu gối theo chỉ định của bác sĩ.
Điều trị thoái hóa khớp gối theo từng giai đoạn
Các giai đoạn thoái hóa khớp gối