Các vị trí đau lưng báo bệnh bạn nên biết
Trong khám bệnh và chữa trị, việc xác định vị trí đau lưng phần nhiều giúp các bác sĩ có thể “vén màng” bệnh lý về thần kinh hoặc cơ xương khớp ở lưng của người bệnh.
Để dễ nhận biết, có thể phân biệt 2 vị trí đau lưng theo cách phân loại phổ biến sau:
- Đau lưng trên
- Đau lưng dưới
Vị trí đau lưng trên
Đau lưng trên gồm bất kỳ loại đau hoặc khó chịu trên khắp vùng cột sống ngực. Thế nhưng, cơn đau ở lưng trên không phổ biến bằng đau lưng dưới vì cột sống ngực không di chuyển nhiều như cột sống lưng dưới và cổ.
Vùng lưng trên còn sẽ bao gồm bả vai, mặt sau của khung xương sườn và rất nhiều dây thần kinh, cơ, gân và dây chằng khác. Bất kỳ cấu trúc nào trong số này đều có thể bị kích ứng hoặc viêm do nhiều yếu tố và tình trạng khác nhau.
Những triệu chứng nào khác có thể xảy ra với đau lưng trên?
Đau lưng trên do nhiễm trùng hoặc viêm có thể kèm theo sốt. Trong một tình trạng phức tạp hơn, chẳng hạn như đau cơ xơ hóa, có thể liên quan đến mất ngủ và mệt mỏi.
Các triệu chứng thông thường gồm:
- Mệt mỏi
- Sốt
- Đau đầu
- Lo lắng và trầm cảm
- Lưng cứng đơ vào buổi sáng
- Đau cổ
- Đỏ, nóng hoặc sưng lưng
- Đau vai
- Rối loạn giấc ngủ
- Căng thẳng
Đáng lưu ý, đau lưng trên còn có thể xảy ra cùng với các triệu chứng là dấu hiệu của cơn đau tim hoặc tình trạng đe dọa tính mạng khác cần được đánh giá khẩn cấp ngay lập tức. Các triệu chứng đi kèm báo hiệu bệnh nhân nên cẩn trọng gồm:
- Đau bụng
- Đau ngực
- Khó thở
- Khó tiêu
- Đau hàm
- Buồn nôn hoặc nôn mửa
- Đổ mồ hôi
Nguyên nhân nào dẫn đến đau lưng trên?
Đau lưng trên có thể đến từ các nguyên nhân về bệnh lý cơ xương khớp như:
- Bong gân và căng cơ do chấn thương
- Gãy xương
- Co thắt cơ
- Loãng xương
- Viêm xương khớp
- Viêm tủy xương
- Hẹp ống sống (tình trạng thu hẹp ống sống đè lên tủy sống hoặc dây thần kinh)
- Thoái hóa cột sống
Nguyên nhân từ các bệnh lý nguy hiểm khác như:
- Đau tim
- Ung thư cột sống
- Bệnh đa u tủy
- Bệnh phổi
Đặc biệt, người bệnh cần quan tâm, nếu cơn đau lưng kéo dài sẽ đồng nghĩa với việc các nguyên nhân bệnh kể trên đang chuyển biến xấu đi và cần kịp thời tìm đến hỗ trợ y tế.
Vị trí đau lưng dưới (đau thắt lưng)
Vị trí đau lưng dưới hoặc đau tại vùng thắt lưng là hay gặp nhất trong đa số các trường hợp, vì thắt lưng là khu vực nâng đỡ hầu như toàn bộ trọng lượng và các hoạt động thân trên.
Đau lưng dưới có thể liên quan đến đau do hệ thống gân cơ, dây chằng, đốt sống L1-L5, đĩa đệm hay thần kinh và ngoài ra còn có thể do những nguyên nhân ngoài cột sống.
Các triệu chứng nào xảy đến khi bị đau lưng dưới?
Đau có thể như bị cắt xé hoặc âm ỉ và dữ dội, nó có thể lan xuống dưới hoặc xuống mặt sau của chân do đau thần kinh tọa. Đau thường tồi tệ hơn ở một số tư thế nhất định (như cúi xuống) và sẽ đỡ hơn khi đã nằm xuống.
Các triệu chứng khác của đau lưng dưới bao gồm:
- Căng cứng: khó cử động hoặc duỗi thẳng lưng, phạm vi chuyển động giảm và mất rất nhiều thời gian để thả lỏng cơ thể sau khi ngồi dậy hoặc đứng lên.
- Vấn đề về tư thế: khó đứng thẳng. Lưng dễ vào tư thế cong hoặc gù tùy vào cách bệnh nhân lựa chọn để trở nên thoải mái hơn khi đau lưng. Thường để lại dị tật về sau
- Co thắt cơ: như bị căng cơ. Sau đó các cơ ở lưng dưới bị co thắt hoặc co cứng không kiểm soát được. Co thắt cơ có thể gây đau đớn tột độ và sẽ rất khó khăn hoặc không thể đứng, đi lại hoặc di chuyển.
Ngoài ra, tương tự với đau lưng trên, đau lưng dưới cũng có thể đi kèm với đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi, sốt và trầm cảm, mất ngủ…
Tại sao lưng dưới “báo hiệu” đau?
Đau lưng dưới thường là hậu quả của việc lao động nặng, khiêng vác nặng. Vì thế, các cơn đau tại khu vực này có thể là từ chấn thương cơ học hoặc các bệnh xương khớp liên quan, chẳng hạn như:
- Viêm xương khớp
- Thoát vị đĩa đệm
- Chấn thương cột sống
- Loãng xương
- Gãy xương
- Hẹp cột sống
- Thoái hóa đốt sống
- Thoái hóa cột sống lưng
Đau lưng dưới còn có thể do các chứng bệnh về:
- Sỏi thận
- Loét dạ dày hoặc tá tràng
- U cột sống
- Ung thư cột sống lưng
Người bệnh hết sức cần lưu ý, vì đau lưng dưới có khuynh hướng kéo dài như một cơn đau liên tục và rất dễ chuyển sang mạn tính, nên các triệu chứng bệnh gây đau lưng nếu không chữa trị kịp thời sẽ có nguy cơ trở nặng và rất khó kiểm soát.
Hiện nay, với việc triển khai liệu pháp điều trị đa mô thức mới trong kết hợp vật lý trị liệu và sóng siêu âm, các bác sĩ tại Y khoa Vạn Hạnh sẽ giúp bệnh nhân phục hồi được toàn vẹn và ngăn chặn các cơn đau ở mọi vị trí đau lưng trên cơ thể.
Đồng thời, các trường hợp viêm nhiễm cơ xương khớp ở lưng tại Y khoa Vạn Hạnh đang được thúc đẩy mạnh trong trị liệu tiêm huyết tương giàu tiểu cầu. Nhằm đem lại hiệu quả chữa trị tối đa và giảm thiểu thời gian điều trị, giúp người bệnh mau khỏi và nhanh chóng trở lại với sinh hoạt thường ngày cùng người thân, gia đình, bạn bè và xã hội.
Xem thêm:
Đau cột sống và đau gối nguyên nhân và cách điều trị
Đau mạn tính nhận biết và điều trị