Cách chữa đau lưng ở phụ nữ
Đau lưng ở phụ nữ là hiện trạng thường gặp nhất hiện nay trong xã hội. Trong đó, các ca bệnh phụ nữ tuổi trung niên có triệu chứng đau thắt lưng đa phần đều vướng phải các vấn đề báo hiệu bệnh lý liên quan đến cơ xương khớp.
Thủ tục chẩn đoán bệnh đau lưng ở phụ nữ
Khi cơn đau lưng đã khiến cuộc sống thường ngày trở nên “khập khiễng” vì đau nhức và khó khăn trong việc ngồi, nằm và di động là lúc cần tìm ngay đến bác sĩ.
Bước ban đầu của việc thăm khám sẽ là chẩn đoán bệnh cho bệnh nhân. Người bệnh sẽ được bác sĩ kiểm tra đau lưng lâm sàng dựa trên các đánh giá về:
- khả năng đứng và đi bộ
- phạm vi chuyển động của cột sống
- phản xạ
- sức mạnh ở chân
- khả năng phát hiện cảm giác ở chân
Nếu nghi ngờ tình trạng nghiêm trọng, các bác sĩ có thể sẽ yêu cầu các xét nghiệm khác như:
- Xét nghiệm máu và nước tiểu để kiểm tra các tình trạng cơ bản
- Chụp X-quang cột sống để hiển thị sự thẳng hàng của xương và kiểm tra các vết gãy
- Chụp CT hoặc quét MRI để đánh giá đĩa đệm, cơ, dây chằng, dây thần kinh và mạch máu
- Quét xương để tìm các bất thường trong mô xương
Các bệnh cơ xương khớp thường gặp gây đau lưng ở phụ nữ và hướng điều trị tại Y khoa Vạn Hạnh
1. Đau thần kinh tọa
Đau thần kinh tọa có thể bắt nguồn từ việc cột sống bị thoái hóa dẫn đến thoát vị đĩa đệm làm chèn ép các dây thần kinh. Đây được xem là là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra chứng đau thắt lưng ở cả nam và nữ.
Đau thần kinh tọa chỉ ra cơn đau lan tỏa dọc theo đường đi của các nhánh thần kinh từ lưng dưới qua hông và mông, xuống đến chân. Khi các dây thần kinh bị chèn ép thường sẽ gây ra viêm, đau và khó chịu ở các khu vực này.
Một số nguyên nhân khác của thoát vị đĩa đệm gây đau thần kinh tọa:
- Ngồi lâu ở một chỗ do tính chất công việc văn phòng
- Làm công việc phải mang vác nặng, vặn lưng hoặc điều khiển phương tiện cơ giới trong thời gian dài…
>> Hướng điều trị:
Tùy vào mức độ bệnh có thể áp dụng đơn lẻ hoặc kết hợp nhiều trong số các phương pháp sau đây:
- Điều trị dùng thuốc gồm các loại thuốc uống giảm đau, giãn cơ và các loại thuốc vitamin B
- Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu (PRP)
- Điều trị hỗ trợ: Vật lý trị liệu (kích thích điện, mát xa liệu pháp, thể dục trị liệu…), chườm đá, chườm nóng…
- Phẫu thuật lấy nhân đệm: chỉ định cho các trường hợp có biến chứng hạn chế vận động và rối loạn cảm giác nặng, buộc phải phẫu thuật càng sớm càng tốt
2. Rối loạn chức năng khớp cùng chậu Sacroiliac (SI)
Sacroiliac (SI) là khớp cùng chậu nối liền cột sống dưới (xương cùng) với xương chậu. Kết nối này được giữ bởi dây chằng chặt và rất ít di động. Trong đó, tình trạng phụ nữ có nguy cơ bị rối loạn chức năng khớp SI cao gấp 8 đến 10 lần so với nam giới, đặc biệt là phụ nữ trẻ và trung niên.
Khớp SI có thể bị tổn thương bởi các tư thế xấu hoặc chấn thương do vận động quá sức và sai tư thế. Từ đó, phát tín hiệu đau nhức dữ dội để cảnh báo tình trạng khả năng khớp bị rối loạn chức năng và có khả năng dẫn đến viêm. Đặc biệt, cơn đau sẽ trở nên trầm trọng hơn sau khi ngồi lâu hoặc leo cầu thang.
Các triệu chứng đi kèm với đau thắt lưng khi bị rối loạn chức năng:
- Cảm giác bỏng rát ở vùng xương chậu
- Đau ở háng hoặc đùi
- Khó ngủ
- Bỏ ăn…
>> Hướng điều trị:
Cách trị liệu tốt nhất cho bệnh này là áp dụng giải pháp đa mô thức Vật lý trị liệu kết hợp với thuốc uống kê toa. Tuy nhiên, nếu bệnh có diễn biến nghiêm trọng khiến khớp ngừng thực hiện chức năng sẽ cần phải thực hiện phẫu thuật.
3. Đau cơ sợi (đau cơ xơ hóa)
Đau cơ sợi là một tình trạng mạn tính được biểu hiện bằng các cơn đau lan tỏa ở xương, cơ và các bộ phận khác của cơ thể.
Khoảng 80-90% tất cả các trường hợp đau cơ sợi đều liên quan đến phụ nữ. Tuy nhiên, hiện chưa thể giải thích được chính xác cơn đau đến từ đâu, nhưng đau cơ sợi được xác định là luôn đi cùng với nhiều trong số các triệu chứng sau đây:
- Lo âu
- Trầm cảm
- Khó ngủ
- Mệt mỏi
- Đau đầu và đau nửa đầu
- Thiếu tập trung và chú ý
>> Hướng điều trị:
Đau cơ sợi hiện chưa có cách chữa trị dứt điểm. Đây là vấn đề đau mạn tính nên cần áp dụng phương pháp trị liệu đa mô thức.
Các biện pháp chữa trị sẽ chủ yếu tập trung vào việc dùng thuốc và không dùng thuốc đồng bộ trong điều trị cơ xương khớp và tâm thần kinh:
Phương pháp dùng thuốc:
- Thuốc giảm đau thần kinh và đau thụ thể
- Thuốc giãn cơ
- Thuốc chống trầm cảm
Phương pháp không dùng thuốc:
Các bác sĩ sẽ khám lâm sàng và liên tục chẩn đoán cho người bệnh để đưa ra một phác đồ điều trị phù hợp nhất với từng giai đoạn của bệnh. Liệu pháp điều trị đa mô thức, kết hợp dùng thuốc và không dùng thuốc thích hợp trên từng bệnh nhân và trong mỗi giai đoạn bệnh cụ thể sẽ giúp điều trị hiệu quả bệnh hơn.
4. Loãng xương
Loãng xương là một tình trạng phổ biến khiến xương trở nên giòn và dễ gãy. Mặc dù tình trạng này ảnh hưởng đến cả nam giới và phụ nữ thuộc mọi chủng tộc, nhưng phụ nữ châu Á có nguy cơ mắc bệnh này rất cao.
Đặc biệt, nguy cơ mắc bệnh loãng xương sẽ tăng lên sau thời kỳ mãn kinh hoặc nếu không thì nguy cơ sẽ tiếp tục gia tăng theo độ tuổi. Càng lớn tuổi và bị loãng xương sẽ khiến các cơn đau lưng dần trở nên âm ỉ và kéo dài lâu hơn. Cùng với đó là các căn bệnh như thoái hóa khớp, cao huyết ap…
Các triệu chứng của loãng xương bao gồm:
- Dễ xảy ra gãy xương dù là chấn thương nhẹ
- Mất chiều cao theo thời gian
- Đau lưng dưới kèm mệt mỏi, đôi khi như châm chích
- Khòm lưng
>> Hướng điều trị:
Người bệnh bị loãng xương thường sẽ được các bác sĩ yêu cầu bổ sung nhiều canxi và ăn uống đầy đủ dinh dưỡng.
Bên cạnh đó, cần tập một số bài tập thể dục như đi bộ, chạy bộ, nhảy múa và thể dục nhịp điệu 3-4 giờ mỗi tuần. Hoặc tập Vật lý trị liệu với các bài phù hợp theo chỉ định của bác sĩ.
Quan trọng nhất vẫn phải uống thuốc điều trị loãng xương với các dạng thuốc giúp:
- Tăng tạo xương
- Ức chế hủy xương
5. Đau xương cụt
Đau xương cụt xảy ra khi phần xương cụt nằm ở phía cuối cùng của cột sống bị viêm. Viêm xương cụt tập trung nhiều ở phụ nữ, thường thấy ở độ tuổi trung niên và người cao tuổi.
Do xương cụt có tác dụng giữ cân bằng khi ngồi nên việc ngồi quá lâu một chỗ sẽ khiến cho xương cụt có thói quen bị đè nén. Lâu ngày sẽ dẫn đến viêm nhiễm, gây đau nhức và đau căng ở khu vực từ thắt lưng đến mông sau khi ngồi hoặc tựa vào mông.
>> Hướng điều trị:
Ngoài việc uống thuốc kháng viêm và giảm đau, các bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân tập đồng thời cùng lúc Vật lý trị liệu hoặc Yoga và Thiền trị liệu để điều trị bệnh hiệu quả và nhanh chóng.
Phẫu thuật cũng có thể được áp dụng khi các biện pháp trên đã vô hiệu nhưng thường sẽ là phải loại bỏ một phần hoặc toàn bộ phần xương cụt.