Mất ngủ trầm cảm – Nguyên nhân và cách điều trị

van hanh

Mất ngủ trầm cảm trong xã hội hiện nay phổ biến hơn nhiều người từng nghĩ, cùng với đó còn có rối loạn lo âu, là những rối loạn tâm thần rất thường gặp ở các đối tượng như phụ nữ tuổi trung niên, người trẻ là học sinh/ sinh viên và cả những người lớn tuổi mắc các bệnh mạn tính.

Theo đó, mất ngủ trầm cảm là bệnh mà bất kỳ ai cũng không nên chủ quan trong việc nhận biết và điều trị sớm, vì bệnh có thể gây ra những ảnh hưởng tâm lý nặng nề, không chỉ tác động đến sức khỏe tinh thần, mà còn làm suy giảm chất lượng cuộc sống nghiêm trọng.

Mất ngủ trầm cảm là bệnh gì?

♦ Mất ngủ:

Mất ngủ là một trong những rối loạn giấc ngủ phổ biến đặc trưng bởi việc khó đi vào giấc ngủ (mất ngủ đầu hôm), thường xuyên thức giấc giữa đêm (mất ngủ giữa đêm) hoặc thức dậy quá sớm và không thể ngủ lại được (mất ngủ cuối hôm).

Các triệu chứng đi kèm của mất ngủ bao gồm:

  • Cảm thấy mệt mỏi và thiếu giấc sau một đêm ngủ
  • Xuất hiện những lo lắng liên tục về giấc ngủ
  • Gặp khó khăn khi làm nhiệm vụ hoặc ghi nhớ
  • Gia tăng lỗi hoặc tai nạn
  • Khó tập trung…
♦ Trầm cảm:

Về mặt khoa học, một rối loạn tinh thần kéo dài ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng hoạt động của một cá nhân được gọi là rối loạn trầm cảm hay còn gọi là trầm cảm. Người bị trầm cảm có một cái nhìn vô vọng về cuộc sống và các nhiệm vụ của họ trở nên rất khó khăn, mệt mỏi và chán nản.

Trầm cảm làm phát sinh những suy nghĩ tiêu cực khiến một loạt các vấn đề về cơ thể và khả năng phán đoán ảnh hưởng đến công việc/ học tập, kể cả nhận thức, cuộc sống và niềm tin đều bị ảnh hưởng trong một khoảng thời gian dài từ vài tháng đến tận vài năm.

Các triệu chứng của trầm cảm:

  • Bứt rứt, khó chịu, kích động hoặc chậm chạp (triệu chứng sớm và rất phổ biến)
  • Mệt mỏi và mất ngủ, khó suy nghĩ, giảm cân và tăng cân không có chủ đích
  • Xấu hổ và cảm giác tội lỗi luôn bủa vây tâm trí cá nhân
  • Đau buồn nhiều, khó chịu,
  • Tệ hơn, đời sống xã hội sa sút, không hoàn thành các hoạt động thường xuyên, ăn ngủ không cân đối, sử dụng ma túy, dấn thân vào một số tện nạn xã hội khác…
  • Tệ nhất, luôn có suy nghĩ và mong muốn tự tử vì cảm thấy bản thân là không cần thiết, thiếu tình thương do hoàn cảnh hoặc
  • Ngoài ra, sụt cân, chống lại việc đi học, lo lắng, đau nhức và hay cáu giận là một số triệu chứng ở trẻ nhỏ.
  • Không hoàn thành các hoạt động ở trường / học, cảm giác bản thân không tốt/ tài giỏi và thiếu kiên nhẫn là những triệu chứng trầm cảm ở thanh niên.
  • Lão hóa cơ thể và suy nghĩ bị xa lánh dẫn đến cảm giác đau khổ, dễ bị tổn thương, là biểu hiện thường gặp ở người cao tuổi

mất ngủ trầm cảm: nguyên nhân và cách điều trị

Nguyên nhân gây mất ngủ trầm cảm

♦ Mối quan hệ mật thiết giữ trầm cảm và mất ngủ: Theo như các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trầm cảm và mất ngủ có mối liên quan mật thiết với nhau, vì trầm cảm có thể là nguyên nhân của mất ngủ và mất ngủ đã được chứng minh là một trong các yếu tố nguy cơ dẫn đến trầm cảm. Do đó, trầm cảm nên được điều trị từ sớm để tránh bệnh tiến triển có thể gây mất ngủ.

♦ Nguyên nhân khác:
Bệnh Nguyên nhân
Mất ngủ
  • Một số loại thuốc, như thuốc hen suyễn hay thuốc huyết áp, caffeine, rượu và thuốc lá
  • Đau mãn tính và các bệnh khác làm cơ thể khó chịu
  • Căng thẳng trong công việc hay trong cuộc sống cá nhân
  • Bị trầm cảm
  • Khi một người bạn hay người thân qua đời
  • Tâm trạng bồn chồn, lo lắng, có thể gồm cả việc lo lắng vì giấc ngủ không đủ
  • Những vấn đề khác về giấc ngủ ( xem bài viết 10 rối loạn giấc ngủ thường gặp)
  • Một số trường hợp không có nguyên nhân rõ ràng gây mất ngủ, được gọi là chứng mất ngủ nguyên phát
Trầm cảm
  • Tính cách của một người có thể xác định xem người đó có dễ bị trầm cảm hay không. Ví dụ, nếu ai đó gặp khó khăn khi đưa ra quyết định hoặc dễ nổi nóng, họ sẽ dễ bị ảnh hưởng bởi trầm cảm hơn
  • Những áp lực do thử thách và khó khăn bất chợt/ Lâu dài từ cuộc sống, học tập, thi cử, giao tiếp và công việc,… dẫn đến trầm cảm
  • Trầm cảm từ sau chẩn đoán hoặc trong giai đoạn điều trị các chứng bệnh mạn tính, nguy hiểm như tim mach, ung thư…
  • Trầm cảm do thay đổi nội tiết tố, mất cân bằng hóa học ở não sau khi sinh, độ tuổi mãn kinh và sự thay đổi trong

Các phương pháp điều trị bệnh tại TTYK Vạn Hạnh

Mất ngủ trầm cảm có thể được chẩn đoán và phát hiện bệnh cùng lúc ở một số người, song vẫn có nhiều trường hợp khác bệnh nhân chỉ bị mất ngủ hoặc trầm cảm. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, do mất ngủ và trầm cảm có mối liên quan mật thiết với nhau, nên người bệnh vẫn cần phải lưu ý, và khi đến thăm khám với bác sĩ sẽ tiến hành tầm soát, đo lường mức độ nguy cơ, nhờ đó giúp phòng ngừa khởi phát thêm bệnh trầm cảm/ mất ngủ.

→ Tầm soát mất ngủ  trầm cảm 

→ Tâm lý trị liệu

→ Dùng thuốc

Kích thích từ trường (TMS): Trong nhiều trường hợp gần đây tại YK Vạn Hạnh, khi bệnh nhân được ứng dụng TMS để điều trị bệnh trầm cảm (mức độ nhẹ -> nặng) đã cho thấy các kết quả khả quan khi có thể giảm thiểu được cả các triệu chứng của mất ngủ đi kèm. Song, theo đó, các chỉ định TMS hỗ trợ điều trị mất ngủ kết hợp với phương pháp dùng thuốc hoặc tâm lý trị liệu được triển khai thực hiện và có các cải thiện đáng kể trên nhiều bệnh nhân. Vì thế, người bệnh mất ngủ khi đến thăm khám tại trung tâm có thể trao đổi với bác sĩ khoa tâm thần hoặc tâm lý gia để trải nghiệm liệu pháp này.

* Sau khi thăm khám, bác sĩ hoặc chuyên gia sẽ tùy vào đặc điểm và nhu cầu điều trị bệnh của bệnh nhân, sẽ tiến hành đưa ra các phác đồ điều trị kết hợp nhiều phương pháp với nhau, nhằm chữa trị bệnh mang lại kết quả tối ưu và nhanh chóng nhất, bao gồm:

  • Dùng thuốc kết hợp Tâm lý trị liệu
  • Dùng thuốc kết hợp Kích thích từ trường (TMS)
  • Tâm lý trị liệu kết hợp Kích thích từ trường (TMS)

Riêng liệu pháp kích thích từ trường (TMS) có thể được áp dụng điều trị riêng lẻ, không phụ thuộc vào thuốc hoặc điều trị phối hợp với các phương pháp khác.

* Các bác sĩ chuyên khoa tâm thần kinh điều trị mất ngủ trầm cảm tại TTYK Vạn Hạnh

 

Xem thêm:

Điều trị bệnh trầm cảm tại TTYK Vạn Hạnh

Trầm cảm sau sinh: Nguyên nhân và đấu hiệu nhận biết


Tận tâm – Uy tín – Hiệu quả
☎️ Hotline: 028.3535.4096 – 028.3535.4098
☎️ CSKH: 0867 01 09 08
📩 Mail: lienhe@ykhoavanhanh.vn
🏬159 Trần Quốc Thảo, Phường 9, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh

Tin tức khác

van hanh
Liên hệ Close
Đặt lịch
Kiểm tra
sức khỏe
Close